Bài tập về năng lượng ánh sáng, tia sáng, vùng tối

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hình dưới đây biểu diễn một tia sáng truyền trong không khí, mũi tên cho ta biết

Hình dưới đây biểu diễn một tia sáng truyền trong không khí, mũi tên cho ta biết   A. màu sắc của ánh sáng. B. hướng truyền của ánh sáng. C. tốc độ truyền ánh sáng. D. độ mạnh yếu của ánh sáng. (ảnh 1)
A. màu sắc của ánh sáng.
B. hướng truyền của ánh sáng.
C. tốc độ truyền ánh sáng.
D. độ mạnh yếu của ánh sáng.
Câu 2:

Chùm ánh sáng phát ra từ đèn pha xe máy khi chiếu xa là chùm ánh sáng

A. hội tụ.
B. phân kì.
C. song song.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 3:

Chọn phát biểu đúng?

A. Vật sáng gồm nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng.
B. Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
C. Vật hắt lại ánh sáng là vật không tự phát ra ánh sáng.
D. Cả A, B, C đúng.
Câu 4:

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. Trong thực tế, không thể nhìn thấy một tia sáng.
B. Mặt Trăng là một vật sáng.
C. Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành.
D. Trong thực tế, ta có thể nhìn thấy một tia sáng.
Câu 5:

Vùng tối khác vùng nửa tối ở điểm:

A. Vùng tối nhận được hoàn toàn ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
B. Vùng tối không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
C. Vùng tối nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
D. Cả A, B, C.
Câu 6:

Trên đường truyền của ánh sáng gặp vật cản là gỗ thì ánh sáng sẽ

A. truyền xuyên qua.
B. truyền theo đường cong.
C. không truyền qua được.
D. truyền ngược lại.
Câu 7:

Người ta quy ước biểu diễn tia sáng bằng

A. một đường thẳng có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.
B. một đường gấp khúc có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.
C. một đường cong có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.
D. một đường tròn có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.
Câu 8:

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau tại một điểm trên đường truyền.
B. Chùm sáng song song gồm các tia sáng song song với nhau.
C. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng xuất phát từ cùng một điểm.
D. Trong chùm sáng phân kì, khoảng cách càng xa nguồn thì chùm sáng càng loe rộng.
Câu 9:

Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?

A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.
B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.
C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
D. Khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen.
Câu 10:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…” để thành câu hoàn chỉnh:

… là vật tự nó phát ra ánh sáng.

A. Nguồn sáng.
B. Vật sáng.
C. Vật hắt sáng.
D. Mọi vật bất kì.
Câu 11:

Chùm sáng nào dưới đây được coi là mô hình tia sáng?

A. Chùm sáng phát ra từ một bút laze.
B. Chùm sáng phát ra từ một đèn pin.
C. Chùm sáng phát ra từ Mặt Trời.
D. Chùm sáng phát ra từ một ngọn nến.
Câu 12:

Ánh sáng

A. là một dạng của năng lượng.
B. giúp ta có thể nhìn thấy được các vật.
C. chiếu xuống Trái Đất theo từng chùm sáng.
D. Cả A, B, C.
Câu 13:

Vùng nửa tối là vùng

A. không nhận được ánh sáng từ nguồn truyền tới.
B. nhận được một phần ánh sáng từ nguồn truyền tới.
C. nhận được toàn bộ ánh sáng từ nguồn truyền tới.
D. cản trở ánh sáng truyền tới vật.

Các bài liên quan

Kiến thức bổ ích có thể giúp đỡ bạn rất nhiều: