Bài tập về Sắt và hợp chất cực hay có lời giải (P1)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Trong các cặp kim loại sau: (1) Mg, Fe (2) Fe, Cu (3) Fe, Ag . Cặp kim loại khi tác dụng với dung dịch HNO3 có thể tạo ra dung dịch chứa tối đa 3 muối ( không kể trường hợp tạo NH4NO3) là:
A. (1)
B. (1) và (2)
C. (2) và (3)
D. (1) và (2) và (3)
Hoà tan hỗn hợp gồm Zn, Cu, Fe, Cr vào dung dịch HCl có sục khí oxi dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch NH3 dư vào X thu được kết tủa Y. Nung Y trong chân không hoàn toàn được chất rắn Z. Chất rắn Z gồm:
A. Fe2O3, CrO, ZnO
B. FeO, Cr2O3
C. Fe2O3, Cr2O3
D. FeO, ZnO, CuO
Hòa tan hết cùng 1 lượng Fe trong dd H2SO4 loãng(1) , và H2SO4 đặc nóng (2) thì thể tích khí sinh ra trong cùng điều kiện là
A. A (1) bằng (2)
B. B (1) gấp đôi (2)
C. C (2) gấp rưỡi (1)
D. D (2) gấp ba (1)
Ngâm một miếng sắt kim loại vào dung dịch H2SO4 loãng. Nếu thêm vào vài giọt dung dịch CuSO4 thì sẽ có hiện tượng gì
A. lượng khí bay ra ít hơn
B. lượng khí bay ra không đổi
C. lượng khí bay ra nhiều hơn
D. lượng khí ngừng thoát ra (do Cu bám vào miếng sắt
Tính chất vật lí nào dưới đây không phải là tính chất của Fe kim loại?
A. Kim loại nặng, khó nóng chảy
B. Màu vàng nâu, cứng và giòn
C. Dẫn điện và nhiệt tốt
D. Có tính nhiễm từ
Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là:
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Cho các chất sau: HCl, KI, Al, Cu, AgNO3, HNO3 và CO2. Số chất tác dụng được với dung dịch FeCl3 là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Lần lượt đốt nóng FeS2, FeCO3, Fe(OH)2, Fe(NO3)3 trong không khí đến khối lương không đổi. Một số học sinh nêu nhận xét
(1) Sản phẩm rắn của các thí nghiệm đều giống nhau.
(2) Mỗi thí nghiệm tạo một sản phẩm khí khác nhau.
(3) Chất có độ giảm khối lượng nhiều nhất là Fe(NO3)3.
(4) Nếu lấy mỗi chất ban đều là 1 mol thì tổng số mol khí và hơi thoát ra là 8 mol.
Số nhận xét đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có các nguyên liệu:
(1). Quặng sắt.
(2). Quặng Cromit.
(3). Quặng Boxit.
(4). Than cốc.
(5). Than đá.
(6). CaCO3.
(7). SiO2.
Những nguyên liệu dùng để luyện gang là:
A. (1), (3), (4), (5)
B. (1), (4), (7)
C. (1), (3), (5), (7)
D. (1), (4), (6), (7)
Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại kiềm đều tan tốt trong nước.
(b) Các kim loại Mg, Fe, K và Al chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(d) Khi cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư thu được kim loại Fe.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Cho các phản ứng:
(1) Fe3O4 + H2SO4(loãng) → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O
(2) Fe + H2O => FeO + H2
(3) Fe(NO3)2 + HCl → FeCl3 + NO + H2O
(4) FeS + H2SO4(đặc nóng) → Fe2(SO4)3 + H2S + H2O
Có bao nhiêu phản ứng viết đúng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Chất rắn X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch Y chỉ chứa 1 muối, axit dư và sinh ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Dãy các chất nào sau đây phù hợp với X
A. Cu; CuO; Fe(OH)2
B. CuFeS2; Fe3O4; FeO
C. FeCO3; Fe(OH)2; Fe(OH)3
D. Fe; Cu2O; Fe3O4
Cấu hình nào sau đây là cấu hình thu gọn của nguyên tử nguyên tố sắt (Z = 26) ?
A. [Ar] 3d8
B. [Ar] 3d74s1
C. [Ar] 3d64s2
D. [Ar]3d54s24p1
Chọn câu trả lời đúng. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, vị trí của nguyên tố Fe là
A. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VIIB, sắt là nguyên tố kim loại nhóm B
B. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VIB, sắt là nguyên tố phi kim
C. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB, sắt là nguyên tố kim loại nhóm B
D. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VB, sắt là kim loại nhóm B
Trong các phản ứng sau phản ứng nào sai
A. Fe + 2HCldd → FeCl2 + H2
B. Fe + CuSO4dd → FeSO4 + Cu
C. Fe + Cl2 → FeCl2
D. 3Fe + 2O2 → Fe3O4
Nhúng các thanh Fe giống nhau lần lượt vào các dung dịch: AgNO3 (1), Al(NO3)3 (2), Cu(NO3)2 (3), Fe(NO3)3 (4). Các dung dịch có thể phản ứng với Fe là
A. 1 và 3
B. 1 và 2
C. 1,3 và 4
D. 1,2,3,4
Phản ứng nào sau đây đã được viết không đúng
A. 3Fe + 2O2 =>Fe3O4
B. 2Fe + 3Cl2 =>2FeCl3
C. 2Fe + 3I2 =>2FeI3
D. Fe + S => FeS
Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra khí NO và NO2 thu được dung dịch X và một phần kim loại Cu không tan. Muối trong dung dịch X là
A. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2
B. Fe(NO3)2
C. Fe(NO3)3
D. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2
Cho phản ứng: a Fe + b HNO3 → c Fe(NO3)3 + d NO + e H2O
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a + b) bằng:
A. 5
B. 4
C. 3
D. 6
Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư. Kết thúc phản ứng được dung dịch X. Dung dịch X gồm muối
A. Fe(NO3)2
B. Fe(NO3)2; AgNO3
C. Fe(NO3)3; AgNO3
D. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3
Cho Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3 sau phản ứng dung dịch thu được chứa những chất tan nào ?
A. HNO3; Fe(NO3)2
B. Fe(NO3)3
C. Fe(NO3)2
D. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3
Nhúng 1 lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa 1 trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 (đặc, nóng), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
Sắt có Z = 26. Cấu hình electron của Fe2+ là:
A. [Ar]3d44s2
B. [Ar]3d6
C. [Ar]3d54s1
D. 1s22s22p63s23p64s23d4
Thành phần nào của cơ thể người có nhiều sắt nhất ?
A. Tóc
B. Răng
C. Máu
D. Da
Nhận định nào không đúng về khả năng phản ứng của sắt với nước?
A. Ở nhiệt độ cao (nhỏ hơn 570oC), sắt tác dụng với nước tạo ra Fe3O4 và H2
B. Ở nhiệt độ lớn hơn 1000oC, sắt tác dụng với nước tạo ra Fe(OH)3.
C. Ở nhiệt độ lớn hơn 570oC, sắt tác dụng với nước tạo ra FeO và H2
D. Ở nhiệt độ thường, sắt không tác dụng với nước
Từ dung dịch FeSO4 có thể điều chế được Fe bằng phương pháp nào ? (các hóa chất và phương tiện có đủ)
A. Thủy luyện
B. Nhiệt luyện
C. Điện phân
D. Cả 3 phương án trên
Cách đây hơn hai ngàn năm, người Trung Hoa đã biết dùng sắt để chế la bàn và đến ngày nay loại la bàn đó vẫn còn được sử dụng. Nhờ tính chất vật lí nào mà sắt có ứng dụng đó ?
A. Nhiệt độ nóng chảy caoA. Nhiệt độ nóng chảy cao
B. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
C. Có khối lượng riêng lớn
D. Có tính nhiễm từ
Cho Fe vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm 2 muối) và chất rắn Y (gồm 2 kim loại). Bỏ qua sự thủy phân của các muối. Hai muối trong X là
A. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3
B. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)3
C. Fe(NO3)3 và AgNO3
D. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2
Thêm bột sắt (dư) vào các dung dịch riêng biệt sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3 (loãng), H2SO4 (đặc nóng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp phản ứng tạo ra muối Fe(II) là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Cho một miếng Fe vào cốc đựng H2SO4 loãng. Bọt khí H2 sẽ bay ra nhanh hơn khi thêm vào cốc trên dung dịch nào trong các dung dịch sau
A. HgSO4
B. Na2SO4
C. Al2(SO4)3
D. MgSO4