Bài tập về sự hình thành liên kết sigma, liên kết pi

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Liên kết cộng hóa trị được hình thành từ cặp electron dùng chung. Để tạo nên một cặp electron chung,

hai AO chứa electron độc thân (hoặc giữa 1 AO trống và 1 AO bão hòa electron) cần xen phủ với nhau.
hai AO chứa electron bão hòa (hoặc giữa 1 AO trống và 1 AO bão hòa electron) cần xen phủ với nhau.
hai AO s chứa electron bão hòa cần xen phủ với nhau.
hai AO p chứa electron bão hòa cần xen phủ với nhau.
Câu 2:

Liên kết sigma (s) là loại liên kết cộng hóa trị được hình thành do

sự xen phủ bên của hai orbital, vùng xen phủ nằm hai bên đường nối tâm hai nguyên tử.
sự xen phủ bên của hai orbital, vùng xen phủ trục nằm trên đường nối tâm hai nguyên tử.
sự xen phủ trục của hai orbital, vùng xen phủ nằm hai bên đường nối tâm hai nguyên tử.
sự xen phủ trục của hai orbital, vùng xen phủ trục nằm trên đường nối tâm hai nguyên tử.
Câu 3:

Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về liên kết pi (p)?

Liên kết pi (p) là liên kết ion.
Liên kết pi (p) được hình thành do sự xen phủ bên của hai orbital.
Vùng xen phủ của hai orbital nằm hai bên đường nối tâm hai nguyên tử.
Liên kết pi (p) kém bền hơn liên kết sigma (s).
Câu 4:

Các liên kết cộng hóa trị đơn

đều là liên kết s.
đều là liên kết p.
có thể là liên kết s hoặc liên kết p.
phần lớn là liên kết s.
Câu 5:

Liên kết đôi gồm

hai liên kết s.
hai liên kết p.
một liên kết s và hai liên kết p.
một liên kết s và một liên kết p.
Câu 6:

Phân tử nào dưới đây có chứa liên kết ba?

Cl2.
HCl.
O2.
N2.
Câu 7:

Sự xen phủ có sự tham gia của orbital nào luôn là xen phủ trục?

Orbital s.
Orbital p.
Orbital d.
Orbital f.
Câu 8:

Vùng xen phủ giữa các orbital càng lớn thì

liên kết càng bền.
liên kết càng kém bền.
liên kết tạo thành thường là liên kết s.
liên kết tạo thành thường là liên kết p.
Câu 9:

Khi hình thành phân tử giữa hai nguyên tử, vị trí của các AO như sau:

Sự xen phủ giữa hai orbital p trong trường hợp nào sẽ tạo thành liên kết s? Trong trường hợp nào sẽ tạo thành liên kết p?

Hai AO pz xen phủ với nhau tạo liên kết p; hai AO px hoặc hai AO py xen phủ với nhau tạo liên kết s.
Hai AO pz xen phủ với nhau tạo liên kết s; hai AO px hoặc hai AO py xen phủ với nhau tạo liên kết p.
Hai AO px xen phủ với nhau tạo liên kết s; hai AO py hoặc hai AO pz xen phủ với nhau tạo liên kết p.
Hai AO px xen phủ với nhau tạo liên kết p; hai AO py hoặc hai AO pz xen phủ với nhau tạo liên kết s.
Câu 10:

Liên kết trong phân tử H2 tạo ra là do

sự xen phủ của AO 2s và AO 2p.
sự xen phủ của AO 1s và AO 2p.
sự xen phủ giữa hai AO p (trục z).
sự xen phủ giữa hai AO 1s.
Câu 11:

Liên kết s trong phân tử Cl2 được tạo ra do

sự xen phủ giữa hai AO 3s.
sự xen phủ giữa hai AO 3p (trục z).
sự xen phủ giữa hai AO 3p (trục y).
sự xen phủ giữa AO 3s và AO 3p.
Câu 12:

Liên kết s trong phân tử HF tạo thành do

sự xen phủ của AO 1s của H và hai AO 2p của F.
sự xen phủ của AO 1s của H và AO 1s của F.
sự xen phủ của AO 1s của H và AO 2p của F.
sự xen phủ của AO 1s của H và AO 2s của F.
Câu 13:

Các liên kết trong phân tử nitrogen (N2) được tạo thành là do sự xen phủ của

các orbital s với nhau và các orbital p với nhau.
3 orbital p với nhau.
1 orbital s và 2 orbital p với nhau.
3 orbital p giống nhau về hình dạng và kích thước nhưng khác nhau về định hướng không gian với nhau.
Câu 14:

Trong phân tử: CHCl=CHCl, số liên kết s và liên kết p lần lượt là

2 và 3.
4 và 1.
5 và 1.
3 và 3.
Câu 15:

Số liên kết s và liên kết p trong phân tử C2H2 lần lượt là

1 và 2.
2 và 2.
4 và 1.
3 và 2.

Các bài liên quan

Kiến thức bổ ích có thể giúp đỡ bạn rất nhiều: