Bài toán thủy phân peptit, protein ( có lời giải chi tiết)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Thủy phân hoàn toàn 314,25 gam protein X thu được 877,5 gam valin. Biết rằng phân tử khối của X là 6285. Số mắt xích Val trong phân tử X là

A. 192.

B. 197.

C. 20.

D. 150.

Câu 2:

Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp oligopeptit gồm Ala-Val-Ala-Gly- Ala và Val-Gly-Gly thu được x gam Ala; 37,5 gam Gly và 35,1 gam Val. Giá trị của m, x lần lượt là:

A. 99,3 và 30,9

B. 84,9 và 26,7

C. 90,3 và 30,9

D. 92,1 và 26,7

Câu 3:

Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo thành từ 2 a-aminoaxit có công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư thu được 6,38 (g) muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 (g) X bằng dung dịch HCl dư, thu được m (g) muối. Giá trị của m là:

A. 6,53

B. 7,25

C. 8,25

D. 5,06

Câu 4:

Hỗn hợp X gồm tripeptit A và tetrapeptit B đều được cấu tạo bởi glyxin và alanin. % khối lượng nitơ trong A và B theo thứ tự là 19,36% và 19,44%. Thủy phân hoàn 0,1 mol hỗn hợp X bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dd Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 36,34 gam hỗn hợp muối. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là

A. 2:3.

B. 7:3.

C. 3:2.

D. 3:7.

Câu 5:

X là một tetrapeptit cấu tạo từ một ammo axit (A) no, mạch hở, có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Trong X thì khối lượng Nitơ và Oxi chiếm 55,28%. Thủy phân 116,85 gam X trong môi trường axit thu được 34,02 gam tripeptit; m gam đipeptit và 78 gam A. Giá trị của m là:

A. 19,8

B. 21,12

C. 22,44

D. 18,48

Câu 6:

X là một tetrapeptit: Ala-Gly-Val-Ala và Y là một tripeptit: Val-Gly-Glu. Đun nóng hỗn hợp m(g) gồm X,Y có tỉ lệ số mol tương ứng bằng 1:2 với dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 84,322(g) chất rắn khan. Tính m?

A. 61,313.

B. 59,257.

C. 78,40.

D. 17,025.

Câu 7:

Peptit X được cấu tạo bởi một amino axit trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm - COOH và 1 nhóm -NH2. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong dung dịch NaOH (được lấy dư 20% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng nhiều hơn X là 94,2g. Số liên kết peptit trong phân tử X là:

A. 19.

B. 20.

C. 23.

D. 24.

Câu 8:

Khi thủy phân không hoàn toàn một peptit có khối lượng phân tử mol 293g/mol và cha 14,3% N (theo khối lượng) thu được 2 peptit B và C. Mu 0,472 gam peptit B khi đem đi đun nóng phản ứng hoàn toàn với 18 ml dung dịch HCl 0,222 M. Mầu 0,666 gam peptit C khi đun nóng phản ứng hoàn toàn với 14,7 ml dung dịch NaOH 1,6% (khối lượng riêng là l,022g/ml). Cấu tạo có thể có của 

A. Phe-Gly-Ala hoặc Ala-Gly-Phe.

B. Phe-Ala-Gly hoặc Gly-Ala-Phe.

C. Ala-Phe-Gly hoặc Gly-Phe-Ala.

D. Phe-Ala-Gly hoặc Ala-Gly-Phe.

Câu 9:

Hỗn hợp X gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam alanin và 8,19 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit trong X nhỏ hơn 13. Giá trị của m là:

A. 18,83.

B. 18,29.

C. 19,19.

D. 18,47.

Câu 10:

A và B lần lượt là đipeptit và tripeptit được cấu tạo từ 2 loại aminoaxit X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau (MX < MY). Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp A và B thì thu được nX : nY = a:b. Biết rằng nếu nA : nB = 1:3 thì a: b = 5:6; khi nA : nB = 3:1 thì a: b = 7:2. Biết rằng khi đốt cháy hoàn toàn 46,8 gam A thì cần 62,4 gam khí oxi. Phân tử khối của B bằng bao nhiêu?

A. 253.

B. 239.

C. 281.

D. 295.

Câu 11:

Peptit X mạch hở có công thức phân tử là C14H26O5N4 . Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol X trong dung dịch NaOH đun nóng thu được m gam hỗn hợp muối của các -aminoaxit (các -aminoaxit đều chứa 1 nhóm - COOH và 1 nhóm -NH2). Giá trị của m là

A. 47,2 g.

B. 49,4 g.

C. 51,2 g.

D. 49,0 g.

Câu 12:

Thủy phân hết hỗn hợp gồm m gam tetrapeptit X là Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala - Ala và 27,72 gam Ala - Ala - Ala. Giá trị của m là

A. 90,6 g.

B. 66,44 g.

C. 111,74 g.

D. 81,54 g.

Câu 13:

Protein A có khối lượng phân tử là 50000 đvC. Thủy phân 100 gam A thu được 33,998 gam alanin. Số mắt xích alanin trong phân tử A là

A. 191.

B. 382.

C. 562.

D. 208.

Câu 14:

Khi thủy phân 30,3 gam một peptit A thu được 37,5 gam một -aminoaxit X. A là

A. Đipeptit.

B. Tripeptit.

C. Tetrapeptit.

D. Pentapeptit.

Câu 15:

Khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở (A tạo bởi các amino axit có một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng A là 78,2 gam. Số liên kết peptit trong A là 

A. 8.

B. 10.

C. 9.

D. 7.

Câu 16:

X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val- Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX : nY = 1: 3 với 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được 94,98 gam muối, m có giá trị là

A. 68,1 g.

B. 64,86 g.

C. 77,04 g.

D. 65,13 g.

Câu 17:

X là một Tetrapeptit cấu tạo từ Aminoacid A, trong phân tử A có 1 nhóm (-NH2) + 1 nhóm (-COOH), no, mạch hở. Trong A Oxi chiếm 42,67% khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường acid thì thu được 28,35(g) tripeptit; 79,2(g) đipeptit và 101,25(g) A. Giá trị của m là

A. 184,5.

B. 258,3.

C. 405,9.

D. 202,95.

Câu 18:

Thủy phân hoàn toàn 143,45 gam hỗn hợp A gồm hai tetrapeptit thu được 159,74 gam hỗn hợp X gồm các Aminoacid (Các Aminoacid chỉ chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2). Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HC1 dư,sau đó cô cạn dung dịch thì nhận được m(gam) muối khan. Tính khối lượng nước phản ứng và giá trị của m lần lượt bằng

A. 8,145(g) và 203,78(g).

B. 32,58(g) và 10,15(g).

C. 16,29(g) và 10,15(g).

D. 16,29(g) và 203,78(g).

Câu 19:

Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ một Aminoacid X mạch hở (phân tử chỉ chứa 1 nhóm cacboxyl và 1 nhóm amin). Phần trăm khối lượng Nito trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m(g) hỗn hợp M,Q (có tỉ lệ số mol 1:1) trong môi trường Acid thu được 0,945(g) M; 4,62(g) đipeptit và 3,75 (g) X. Giá trị của m?

A. 4,1945(g).

B. 8,389(g).

C. 12,58(g).

D. 25,167(g)

Câu 20:

Một hemoglobin (hồng cầu của máu) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử Fe). Phân tử khối gần đúng của hemoglobin trên là

A.12000.

B.14000.

C. 15000.

D.18000.

Câu 21:

X là một Hexapeptit cấu tạo từ một Aminoacid H2NCnH2nCOOH (Y). Y có tổng % khối lượng Oxi và Nito là 61,33%. Thủy phân hết m(g) X trong môi trường acid thu được 30,3(g) petapeptit, 19,8(g) đipeptit và 37,5 (g) Y. Giá trị của m là?

A. 69 gam.

B. 84 gam.

C. 100 gam.

D. 78 gam.

Câu 22:

X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm -COOH ; 1 nhóm -NH2. Trong A %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là

A. 149 g.

B. 161 g.

C. 143,45 g.

D. 159 g.

Câu 23:

Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai -amino axit có công

thức dạng H2NCnH2nCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HC1 dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 6,53.

B. 7,25.

C. 8,25.

D. 5,06.

Câu 24:

X là tetrapeptit Gly-Val-Ala-Val và Y là tripeptit ValAla-Val. Đun nóng 14,055 gam hỗn hợp X và Y bằng dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 19,445 gam muối. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp là :

A. 51,05%.

B. 38,81%.

C. 61,19%.

D. 48,95%.

Câu 25:

Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol 1 peptit X (mạch hở, được tạo bởi các -aminoaxit có 1 nhóm -NH2 và một nhóm -COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 52,7 (g). Số liên kết peptit trong X là

A.14.

B.9.

C. 11

D.13.

Câu 26:

Cho X là hexapeptit Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 aminoaxit trong đó có 30 gam Glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là

A. 77,6.

B. 83,2.

 

C. 87,4.

D. 73,4.

Câu 27:

Thủy phân hoàn toàn 150 gam hỗn hợp các đipeptit thu được 159 gam các aminoaxit. Biết rằng các đipeptit đều được tạo bởi các amino axit X chỉ chứa một nguyên tử N trong phân tử. Nếu lấy 1/10 khối lượng amino axit X thu được tác dụng với HCl dư thì lượng muối thu được là

A. 19,55 g.

B. 20,375 g.

C. 23,2g.

D. 20,735 g.

Câu 28:

Thủy phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100000 đvC thì số mắt xích alanin có trong X là

A. 453.

B. 382.

C. 328.

D. 479.

Câu 29:

Thực hiện tổng hợp tetrapeptit từ 5 mol glyxin, 4 mol alanin và 7 mol axit 2-aminobuanoic. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng của tetrapeptit thu được là

A. 1236 g.

B. 1164 g.

C. 1308 g.

D. 1452 g.

Câu 30:

Thủy phân hoàn toàn một lượng pentapeptit X thu được 32,88 gam Ala-Gly-Ala-Gly, 10,85 gam Ala-Gly-Ala, 16,24 gam Ala-Gly-Gly, 26,28 gam Ala-Gly, 8,9 gam Alanin còn lại là Gly-Gly và Glyxin. Tỉ lệ mol của Gly-Gly và Gly là 5:4. Tổng khối lượng Gly-Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là 

A. 32,4.

B. 28,8.

C. 43,2.

D. 19.44.