Bài toán về tính axit - bazo của Amin, Amino axit có giải chi tiết (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho 10 gam hỗn hợp 3 amin đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với dung dịch HCl 1M, rồi cô cạn dung dịch thì thu được 15, 84 gam hỗn hợp muối. Nếu trộn 3 amin trên theo tỉ lệ mol 1:10:5 theo thứ tự phân tử khối tăng dần thì công thức phân tử của 3 amin là:

ACH5N,C2H7N,C3H9N

B. C2H7N, C3H9N, C4H11N

C. C3H9N, C4H11N, C5H13N

D. C3H7N, C4H9N, C5H11N

Câu 2:

Cho 17,4 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức bậc 1 có tỉ khối so với không khí bằng 2. Tác dụng vi 100ml dung dịch CuCl2 nồng độ 1M thu đuợc kết tủa, đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. giá trị của m là:

A. 6 (g)

B.8(g)

C. 6.8(g)

D. 8.6(g)

Câu 3:

Amino axit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ vói 0,2 mol NaOH, thu được 17,7 gam muối. Số nguyên tử hidro trong phân tử X là:

A. 9

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 4:

Hỗn hợp M gồm 2 amino axit no, mạch hở X và Y (trong đó X có một nhóm chức mỗi loại, còn Y có hai nhóm chức amin và một nhóm chức cacboxyl). Cho 8,8 gam M tác dụng với lượng dư dung dịch HC1, sau đó cô cạn thu được 16,10 chất rắn khan. Tên gọi của X là:

A. Glyxin

B. Valin

C. Alanin

D. Tyrosin

Câu 5:

Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y chứa (m + 15,4) gam muối. Mặt khác nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch HC1 thì thu được dung dịch Z chứa (m + 18,25) gam muối. Giá trị của m là:

A. 54,36.

B. 33,65.

C. 61,9.

D. 56,1.

Câu 6:

Cho 8,2 gam hỗn hợp gồm acid glutamic và tyrosin (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với 125 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan.Giá trị của m là

A. 12,3.

B. 11,85.

C. 10,4.

D. 11,4.

Câu 7:

Hỗn hợp X gồm C6H5OH, C6H5NH2. Lấy m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HC1 1M thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng hết với 500ml dung dịch NaOH 1M, rồi cô cạn thấy còn lại 49,9 gam chất rắn khan. Giá trị m là:

A. 31,6

B. 28

C. 18,7

D. 65,6

Câu 8:

X là một nhóm amino axit có 1 nhóm amin và 2 nhóm cacboxyl. Cho X tác dụng vói 150ml dung dịch HC1 2M thu được dung dịch Y. sau đó cho toàn bộ dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch NaOH 2M, sau đó cô cạn thu được 35,25 gam chất rắn khan. CTPT của X là:

A. C5H9O4N

B. C4H7O4N

C. C6H11O4N

D. C7H13O4N

Câu 9:

Cho 0,02 mol amino axit M chứa một nhóm -NH2 phản ứng vi 300 ml dung dịch HC1 0,1M thu được hỗn hợp X. Để phản ứng hết với các chất trong X cần 350ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau đó cô cạn dung dịch tạo thành 5,975 g muối khan. Biết M có chứa vòng benzen. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của M là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 10:

Hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin. Biết:

- Cho m gam X phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 1M.

- Cho m gam X phản ứng vừa đủ với V/2 lít dung dịch NaOH 2M. Phần trăm khối lượng của axit glutamic trong X

A. 66,81%.

B. 35,08%.

C. 50,17%.

D. 33,48%.

Câu 11:

A là một  - aminoaxit mạch thẳng, trong phân tử ngoài nhóm amino và nhóm cacboxyl không có nhóm chức nào khác. 0,1 mol A phản ứng vừa hết với 100ml dung dịch HC1 1M tạo 18,35g muối. Mặt khác, 22,05g A khi tác dụng vơi một lượng NaOH dư tạo ra 28,65g muối khan. CTCT của A là

A. HOOC - CH2 - CH(NH2) - COOH.

B. HOOC - CH2 - CH2 - CH(NH2) - COOH.

C. HOOC-(CH2)3 -CH(NH2)-COOH.

D. H2N - CH2 - CH2 - CH(NH2) - COOH.

Câu 12:

Cho m gam hỗn hợp 2 amino axit (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl) tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X. Để phản ứng hết với các chất trong X cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 8,4% được dung dịch Y. Cô cạn Y được 34,37 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 15,1 gam.

B. 16,1 gam.

C. 17,1 gam.

D. 18,1 gam

Câu 13:

Hỗn hợp X gồm 2 amino axit (H2N)2 R1COOH H2NR2(COOH) có số mol bằng nhau, tác dụng với 550ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch NaOH 1M. Vậy khi tạo thành dung dịch Y thì:

A. HClamino axit vừa đủ.

B. HCl dư 0,1 mol.

C. HCl dư 0,3 mol.

D. HCl dư 0,25 mol.

Câu 14:

Trung hoà dung dịch chứa m gam hỗn hợp hai amin no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được 2m gam muối sunfat. Công thức của hai amin là:

A. C4H11N và C5H13N.                                                 

B. CH5N và C2H7N.

C. C2H7N và C3H9N.

D. C3H9N và C4H11N.

Câu 15:

Cho 0,01 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M. Lấy toàn bộ sản phẩm tạo ra cho tác dụng với 350 ml dung dịch NaOH 0,1 M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,05 gam chất rắn khan. Công thức thu gọn của A là

A. H2NCH2COOH.

B. (H2N)2C5H9COOH.

C. (H2N)2 C4H7COOH.

D. (H2N)2 C3H5COOH

Câu 16:

Một hỗn hợp X gồm 2 amin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng amin no đơn chức. Lấy 32,1 g hỗn hợp cho vào 250ml dung dịch FeCl3 có dư thu được một kết tủa có khối lượng bằng khối lượng hỗn hợp trên. Loại bỏ kết tủa rồi thêm từ từ dung dịch AgNO3 vào đến khi phản ứng kết thúc thì phải dùng 1,5 lít dung dịch AgNO3 1M. Nồng độ ban đầu của FeCl3

A. 1 M.

B. 2 M.

C. 3,2 M.

D. 4 M.

Câu 17:

Cho 1,87 g hỗn hợp anilin và phenol tác dụng vừa đủ với 20g dung dich Brom 48%. Khối lượng kết tủa thu được là

A. 6,61g.

B. 11,745g.

C. 3,305g.

D. l,75g.

Câu 18:

Một hỗn hợp gồm ancol etylic, phenol, anilin có khối lượng 23,3 gam. Nếu cho hỗn hợp tác dụng với Na dư, thấy thoát ra 2,24 lit khí (đkc). Cũng lượng hỗn hợp đó, nếu cho tác dụng với dung dịch NaOH thấy cần vừa đúng 100 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng mỗi cht trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 4,6g; 9,4g và 9,3g.

B. 9,4g; 4,6 g và 9,3g.

C. 6,2g; 9,lg và 8 g.

D. 9,3g; 4,6g và 9,4g.

Câu 19:

0,01mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 0,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được l,835g muối. A có khối lượng phân tử là :

A. 89.

B. 103.

C. 117.

D. 147.

Câu 20:

aminoaxit X chứa một nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. H2NCH2CH2COOH.

B. CH3CH(NH2)COOH.

C. H2NCH2COOH

D. CH3CH2CH(NH2)COOH

Câu 21:

Một hỗn hợp gồm 2 amin no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lấy 21,4 gam hỗn hợp cho vào dung dịch FeCl3 có dư thu được một kết tủa có khối lượng bằng khối lượng của hỗn hợp trên. Công thức phân tử của hai amin là:

A. C3H7NH2 và C4H9NH2.

B. CH3NH2 và C2H5NH2.

C. C2H5NH2 và C3H7NH2.

D. C4H9NH2 và C5H11NH2

Câu 22:

Cho 20 hỗn hợp 3 amin đơn chức no, đồng đẳng liên tiếp nhau tác dụng với dung dịch HCl 1M vừa đủ, sau đó cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Biết tỉ lệ mol của các amin theo thứ tự từ amin nhỏ đến amin lớn là 1:10:5 thì ba amin có công thức phân tử là

A. CH3NH2, C2H5NH2 và C3H7NH2.

B. C2H5NH2, C3H7NH2 và C4H9NH2.

C. C3H7NH2, C4H9NH2 và C5H11NH2.

D. Tất cả đều sai.

Câu 23:

Cho m g anilin tác dụng với dd HCl đặc dư, cô cạn dung dịch sau pứ thu được 15,54 g muối khan. Hiệu suất pứ đạt 80% . m có giá trị là :

A. 13,95g

B. 8,928g

C. 11,16g

D. 12,5g

Câu 24:

Cho 4,41 g một amino axit X tác dụng với dd NaOH dư thu được 5,73 g muối. Mặt khác cũng lượng X trên nếu cho tác dụng với HCl dư thu được 5,505 g muối clorua . Công thức cấu tạo của X là:

A. HOOC- CH2 - CH2CH(NH2)- COOH.

B. CH3 -CH(NH2)-COOH.

C. HOOC - CH2 - CH(NH2) - CH2 - COOH.

D. Cả A và C.

Câu 25:

Cho 12,55 gam muối CH3CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 15,65 g.

B. 26,05 g.

C. 34,6 g.

D. Đáp án khác.

Câu 26:

Cho 12,475 g muối gồm H2NCH2COONa và H2NCH2CH2COONa tác dụng vừa đủ vói 250 ml dung dịch HNO3 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì lượng chất rắn thu được là:

A. 28,225 g.

B. 45,664 g.

C. 65,469 g.

D. Kết quả khác.

Câu 27:

Cho 13,35 g hỗn hợp X gồm H2NCH2CH2COOH và CH3CH(NH2)COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 100 ml.

B. 150 ml.

C. 200 ml.

D. 250 ml.

Câu 28:

Cho 20,15 g hỗn hợp X gồm (H2NCH2COOH và CH3CH(NH2)COOH) tác dụng với 450 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng của mỗi chất trong X là:

A. 55,83% và 44,17%.

B. 53,58% và 46,42%.

C. 58,53% và 41,47%.

D. 52,59% và 47,41%.

Câu 29:

Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là:

A. H2NC3H6COOH.

B. H2NC2H4COOH

C. H2NC4H8COOH.

D. H2NCH2COOH.