Bài toán xác định và nhận biết chất vô cơ có đáp án (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Để nhận biết anion NO3- có thể dùng kim loại Cu và dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng vì:

A. tạo ra khí có màu nâu

B. tạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí

C. tạo ra dung dịch có màu vàng

D. tạo ra kết tủa màu xanh

Câu 2:

Để nhận biết cation Fe3+ có thể dùng ion nào?

A. SCN-.

B. SO42-.

C. Cl-.

D. NO3-.

Câu 3:

Có 3 dung dịch muối chứa các anion sau : Dung dịch (1): CO32-; dung dịch (2): HCO3- ; dung dịch (3): CO32-, HCO3-. Để phân biệt 3 dung dịch trên ta có thể dùng cách nào sau đây ?

A. Cho dung dịch NaCl dư, lọc, cho axit HCl vào nước lọc

B. Cho dung dịch NH4Cl dư, lọc, cho axit H2SO4 vào nước lọc

C. Cho dung dịch BaCl2 dư, lọc, cho axit H2SO4 vào nước lọc

D. Cho dung dịch KOH dư, lọc, cho axit H2SO4 vào nước lọc

Câu 4:

Để phân biệt anion CO32- và anion SO32- có thể dùng:

A. quỳ tím

B. dung dịch HCl

C. dung dịch CaCl2

D. dung dịch Br2

Câu 5:

Không thể nhận biết các khí CO2, SO2 và O2 đựng trong các bình riêng biệt, nếu chỉ dùng

A. nước brom và tàn đóm cháy dở

B. nước brom và dung dịch Ba(OH)2

C. nước vôi trong và nước brom

D. tàn đóm cháy dở và nước vôi trong

Câu 6:

Để phân biệt các khí CO, CO2, O2 và SO2 có thể dùng:

A. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và nước brom

B. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và dung dịch K2CO3

C. dung dịch Na2CO3 và nước brom

D. tàn đóm cháy dở và nước brom

Câu 7:

Để phân biệt O2 và O3, người ta có thể dùng:

A. que đóm đang cháy

B. hồ tinh bột

C. dung dịch KI có hồ tinh bột

D. dung dịch KBr có hồ tinh bột

Câu 8:

Có 6 mẫu chất rắn riêng rẽ sau: CuO, FeO, Fe3O4, MnO2, Ag2O và hỗn hợp Fe + FeO. Chỉ dùng dung dịch HCl có thể nhận được:

A. 2 mẫu

B. 3 mẫu

C. 4 mẫu

D. 6 mẫu

Câu 9:

Cho các chất rắn riêng rẽ sau: BaSO4, BaCO3, KCl, Na2CO3, MgCO3. Có thể nhận được các chất trên bằng nước và một thuốc thử khác là dung dịch:

A. H2SO4

B. HCl

C. CaCl2

D. AgNO3

Câu 10:

Cho các oxit: K2O, Al2O3, CaO, MgO. Để nhận được các oxit nói trên, chỉ dùng 1 thuốc thử là:

A. H2O

B. dd Na2CO3

C. dd NaOH

D. dd HCl

Câu 11:

Cho 4 chất rắn riêng rẽ: Na2O; Al2O3; Fe2O3; Al. Chỉ dùng nước có thể nhận được

A. 0 chất

B. 1 chất

C. 2 chất

D. 4 chất

Câu 12:

Có 4 mẫu kim loại là Na, Ca, Al, Fe. Chỉ dùng thêm nước làm thuốc thử có thể nhận biết được tối đa:

A. 1 chất

B. 2 chất

C. 3 chất

D. 4 chất

Câu 13:

Có 6 kim loại riêng rẽ sau: Ba, Mg, Fe, Ag, Al, Cu. Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận được:

A. 1 kim loại

B. 2 kim loại

C. 4 kim loại

D. 6 kim loại

Câu 14:

Cho các kim loại: Mg, Al, Fe, Cu. Để nhận được các kim loại trên, cần sử dụng 2 dung dịch là:

A. HCl, NaOH

B. NaOH và AgNO3

C. AgNO3 và H2SO4 đặc nguội

D. H2SO4 đặc nguội và HCl

Câu 15:

Dãy ion nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch ?

A. Mg2+, SO42-, Cl-, Ba2+.

B. H+, Cl-, Na+, Al3+

C. S2-, Fe2+, Cu2+, Cl-

D. Fe3+, OH-, Na+, Ba2+

Câu 16:

Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí Cl2. Dùng chất nào sau đây có thể khử được Cl2 một cách tương đối an toàn?

A. Dung dịch NaOH loãng

B. Dùng khí NH3 hoặc dung dịch NH3

C. Dùng khí H2S

D. Dùng khí CO2

Câu 17:

Khí CO2 có tạp chất khí là HCl. Để loại bỏ HCl nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây ?

A. Dung dịch NaOH dư

B. Dung dịch NaHCO3 bão hoà dư

C. Dung dịch Na2CO3

D. Dung dịch NH3

Câu 18:

Cho dung dịch chứa các cation sau: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+. Muốn loại được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa thêm ion lạ vào dung dịch, có thể dùng chất nào sau đây?

A. Dung dịch K2CO3

B. Dung dịch Na2CO3

C. Dung dịch NaOH

D. Dung dịch Na2SO4

Câu 19:

Trong dung dịch X có chứa đồng thời các cation: K+, Ag+, Fe2+, Ba2+ và chỉ chứa 1 loại anion. Anion đó là:

A. Cl-

B. NO3-.

C. SO42-.

PO43-.

Câu 20:

Cho dung dịch chứa các anion: Na+, NH4+, CO32-, PO43-, NO3-, SO42-. Dùng chất nào sau đây có thể loại bỏ được nhiều anion nhất?

A. KCl

B. Ba(NO3)2

C. NaOH

D. HCl

Câu 21:

Nước của một số giếng khoan có chứa hợp chất của sắt, thường gặp ở dạng cation Fe2+ và anion:

A. CO32-.

B. Cl-.

C. NO2-.

D. HCO3-.

Câu 22:

Sục một khí vào nước brom, thấy nước brom bị nhạt màu. Khí đó là

A. CO2

B. CO

C. SO2

D. HCl

Câu 23:

Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen?

A. CO2

B. SO2

C. O2

D. H2S

Câu 24:

Hỗn hợp khí nào sau đây tồn tại ở bất kì điều kiện nào ?

A. H2 và Cl2

B. N2 và O2

C. H2 và O2

D. HCl và CO2

Câu 25:

Hoà tan một chất khí vào nước, lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch ZnSO4 đến dư thấy có kết tủa trắng rồi kết tủa lại tan ra. Khí đó là

A. HCl

B. SO2

C. NO2

D. NH3

Câu 26:

Khi tiến hành phân tích chuẩn độ, người ta đựng dung dịch cần chuẩn độ trong:

A. Bình cầu

B. Bình định mức

C. Bình tam giác

D. Cốc thuỷ tinh

Câu 27:

Để đo chính xác thể tích của dung dịch chuẩn trong chuẩn độ thể tích người ta thườngdùng dụng cụ nào sau đây?

A. Bình định mức

B. Buret

C. Pipet

D. Ống đong

Câu 28:

Để đo chính xác thể tích của dung dịch cần chuẩn độ trong chuẩn độ thể tích người ta thường dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Bình định mức

B. Buret

C. Pipet

D. Ống đong

Câu 29:

Khi cần pha chế một dung dịch chuẩn để chuẩn độ thể tích cần dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Bình cầu

B. Bình định mức

C. Bình tam giác

D. Cốc thuỷ tinh

Câu 30:

Khi cần pha chế một dung dịch chuẩn để chuẩn độ thể tích cần dùng

A. điểm cuối

B. điểm tương đương

C. điểm kết thúc

D. điểm ngừng chuẩn độ

Câu 31:

Để nhận biết thời điểm tương đương, người ta dùng những chất gây ra những hiện tượng mà ta dễ quan sát được bằng mắt, những chất đó gọi là:

A. chất gốc

B. chất chỉ thị

C. chất tương đương

D. dung dịch chuẩn

Câu 32:

Với mỗi phản ứng chuẩn độ axit - bazơ, người ta chọn chất chỉ thị axit - bazơ có đặc điểm là:

A. Màu sắc của dạng phân tử và dạng ion khác nhau

B. Màu sắc của chất chỉ thị phụ thuộc vào pH

C. Có khoảng pH đổi màu trùng hoặc rất sát với pH của điểm tương đương

D. Gây ra những hiện tượng dễ quan sát bằng mắt

Câu 33:

Khi chuẩn độ để tránh những sai số lớn, người ta dùng dung dịch chuẩn có nồng độ

A. Lớn hơn nhiều nồng độ của dung dịch chất cần xác định

B. Bé hơn nhiều nồng độ của dung dịch chất cần xác định

C. Đúng bằng nồng độ của dung dịch chất cần xác định

D. Xấp xỉ với nồng độ của dung dịch chất cần xác định

Câu 34:

Cần phải thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,25M vào 50ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,05M để thu được dung dịch có pH = 2,0?

A. 43,75 ml

B. 36,54 ml

C. 27,75 ml

D. 40,75 ml

Câu 35:

Chuẩn độ 30 ml dung dịch H2SO4 chưa biết nồng độ đã dùng hết 30 ml dung dịch NaOH 0,1M. Nồng độ mol của dung dịch H2SO4

A. 0,02M

B. 0,03M

C. 0,04M

D. 0,05M

Câu 36:

Để xác định hàm lượng FeCO3 trong quặng xiđerit, người ta làm như sau: cân 0,600 gam mẫu quặng, chế hoá nó theo một quy trình hợp lí, thu được dung dịch FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,025M thì dùng vừa hết 25,2 ml dung dịch chuẩn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của FeCO trong quặng là:

A. 12,18%.

B. 60,9%.

C. 24,26%. 

D. 30,45%.

Câu 37:

Khối lượng K2Cr2O7 đã phản ứng khi chuẩn độ dung dịch chứa 15,2 gam FeSO4 (có H2SO4 loãng làm môi trường) là:

A. 4,5 gam

B. 4,9 gam

C. 9,8 gam

D. 14,7 gam

Câu 38:

Dùng dung dịch KMnO4 0,02M để chuẩn độ 20 ml dung dịch FeSO4 đã được axit hoá bằng dung dịch H2SO4 loãng. Sau khi cho được 20ml KMnO4 vào thì dung dịch bắt đầu chuyển sang màu hồng. Nồng độ mol của dung dịch FeSO4 là:

A. 0,025M

B. 0,05M

C. 0,1M

D. 0,15M

Câu 39:

Hoà tan a gam FeSO4.7H2O vào nước được dung dịch A. Khi chuẩn độ dung dịch A cần dùng 20 ml dung dịch KMnO4 0,1M (có H2SO4 loãng làm môi trường). Giá trị của a là :

A. 1,78 gam

B. 2,78 gam

C. 3,78 gam

D. 3,87 gam

Câu 40:

Để chuẩn độ 10 ml một mẫu thử có hàm lượng etanol là 0,46 gam/ml thì thể tích dung dịch K2Cr2O7 0,005M cần dùng là (biết C2H5OH bị oxi hóa thành CH3CHO):

A. 12,3 ml

B. 6,67 ml

C. 13,3 ml

D. 15,3 ml