Biểu diễn tập hợp các số tự nhên thỏa mãn điều kiện cho trước

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Viết tập hợp U các số tự nhiên chẵn không vượt quá 10 bằng cách liệt kê

A. U = {2; 4; 6; 8; 10};

B. U = {2; 4; 6; 8};

C. U = {0; 2; 4; 6; 8; 10};

D. U = {0; 2; 4; 6; 8}.

Câu 2:

Tìm x, biết x \( \in {\mathbb{N}^*}\) và x là số chẵn sao cho \(5 < x \le 14\).

A. x = 6;

B. \(x \in \) {6; 8; 10; 12; 14};

C. \(x \in \) {4; 6; 8; 10; 12; 14};

D. x = 14.

Câu 3:

Viết tập hợp E = {x | x \( \in \mathbb{N}\); \(12 \le x \le 19\)} bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp

A. E = {13; 14; 15; 16; 17; 18};

B. E = {13; 15; 17; 19};

C. E = {12; 14; 16; 18};

D. E = {12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19}.

Câu 4:

Viết tập hợp M = {0; 3; 6; 9; …; 30} bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp.

A. M = {x | x \( \in \mathbb{N}\); \(x \le 30\)};

B. M = {x | x \( \in {\mathbb{N}^*}\); \(x \le 30\)};

C. M = {x | x \( \in \mathbb{N}\); x chia hết cho 3};

D. M = {x | x \( \in \mathbb{N}\); x chia hết cho 3; \(x \le 30\)}.

Câu 5:

Viết tập hợp K = {4; 8; 12; …; 40} bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp.

A. K = {x | x \( \in \mathbb{N}\); \(x \le 40\)};

B. K = {x | x \( \in \mathbb{N}\); x chia hết cho 4; \(x \le 40\)};

C. K = {x | x \( \in {\mathbb{N}^*}\); x chia hết cho 4; \(x \le 40\)};

D. K = {x | x \( \in \mathbb{N}\); x chia hết cho 4}.

Câu 6:

Viết tập hợp E bằng cách liệt kê. Biết E là tập hợp các số tự nhiên x mà x + 3 = 7.

A. E = {3};

B. E = {3; 7};

C. E = {7};

D. E = {4}.

Câu 7:

Viết tập hợp F. Biết F là tập hợp các số tự nhiên x mà x.0 = 0.

A. F = {0};

B. F = {1};

C. F = {2};

D. F = {x | x \( \in \mathbb{N}\)}.

Câu 8:

Viết tập hợp Y bằng cách liệt kê. Biết Y là tập hợp các số tự nhiên x mà x + 3 < 7.

A. Y = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7};

B. Y = {0; 1; 2; 3; 4};

C. Y = {1; 2; 3; 4};

D. Y = {0; 1; 2; 3}.

Câu 9:

Viết tập hợp các số tự nhiên có 2 chữ số và chữ số tận cùng là 9 bằng cách liệt kê.

A. {19; 29; 39; 49; 59; 69; 79; 89; 99};

B. {9; 19; 29; 39; 49; 59; 69; 79; 89; 99};

C. {99};

D. {29}.

Câu 10:

Cho G = {x | x là số tự nhiên chia cho 3 dư 1; \(3 < x < 18\)}. Viết tập hợp G bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.

A. G = {4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17};

B. G = {5; 8; 11; 14; 17};

C. G = {6; 9; 12; 15};

D. G = {4; 7; 10; 13; 16}.

Các bài liên quan

Kiến thức bổ ích có thể giúp đỡ bạn rất nhiều: