Bộ 20 đề thi học kì 1 Hóa 12 có đáp án_ đề 3

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tripeptit Ala – Gly – Ala có công thức phân tử là

A. C9H17N3O4
B. C6H11N3O4
C. C8H13N3O4
D. C8H15N3O4
Câu 2:

Tinh bột không thuộc loại:

A. cacbohiđrat
B. polisaccarit
C. monosaccarit
D. hợp chất tạp chức
Câu 3:

Đặc điểm chung của phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là

A. phản ứng oxi hóa – khử

B. phản ứng thuận nghịch

C. phản ứng một chiều           
D. phản ứng xà phòng hóa
Câu 4:

Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, anilin, glucozơ, phenol. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là

A. 3
B. 5
C. 2

D. 4

Câu 5:

Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin, thấy xuất hiện kết tủa màu

A. đỏ
B. xanh
C. trắng
D. tím
Câu 6:

Kim loại bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc nguội là

A. Al
B. Cu
C. Zn
D. Ag
Câu 7:

Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol metylic. Công thức của X là

A. C2H5COOCH3
B. CH3COOCH3
C. C2H3COOC2H5
D. CH3COOC2H5
Câu 8:

Đồng phân của fructozơ là

A. xenlulozơ
B. mantozơ
C. saccarozơ
D. glucozơ
Câu 9:

Cho dãy các kim loại: K, Ag, Mg, Al. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 10:

Polime có cấu trúc mạng không gian là

A. amilopectin
B. nhựa bakelit
C. PE

D. PVC

Câu 11:

Cho các phát biểu sau:

(1) Peptit Gly – Ala tác dụng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím

(2) Dung dịch metylamin, anilin làm quỳ tím sang xanh

(3) Có thể tạo ra tối đa 4 đồng phân đipeptit từ các amino axit Gly và Ala

(4) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH

(5) Tripeptit Gly – Gly – Ala có phân tử khối là 203

(6) Polime được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ là poli (metyl metacrylat)

Số phát biểu đúng

A. 2
B. 1
C. 4

D. 3

Câu 12:

Cho 4,45 gam α – amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 5,55 gam muối. Công thức của X là

A. H2NCH2CH2CH2COOH

B. H2NCH(CH3)COOH

C. H2NCH2COOH

D. H2NCH2CH2COOH

Câu 13:

Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polime hóa của PVC là

A. 25000
B. 12000
C. 24000
C. 24000
Câu 14:

Trường hợp kim loại bị ăn mòn điện hóa là

A. Cho kim loại Zn nguyên chất vào dung dịch HCl

B. Thép cacbon để trong không khí ẩm

C. Cho Cu nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng

D. Đốt dây Fe nguyên chất trong khí O2

Câu 15:

Dầu chuối là este được điều chế từ

A. CH3COOH và CH3OH

B. CH3COOH và (CH3)2CHCH2CH2OH

C. C2H5COOH và C2H5OH

D. (CH3)2CHCH2OH và CH3COOH

Câu 16:

Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của

A. amin
B. xeton
C. ancol

D. anđehit

Câu 17:

Cho dãy các kim loại: Mg, Cu, Fe, Ag. Kim loại trong dãy có tính khử yếu nhất là

A. Fe
B. Mg
C. Ag

D. Cu

Câu 18:

Cho các phát biểu sau:

(1) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân

(2) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau

(3) Thủy phân este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường kiềm luôn tạo muối và ancol

(4) Tripanmitin có chứa 104 nguyên tử H

Số phát biểu đúng

A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 19:

Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là

A. 4
B. 5
C. 2

D. 3

Câu 20:

Xenlulozơ có công thức là

A. [C6H7O2(OH)3]n
B. [C6H5O2(OH)3]n
C. [C6H5O2(OH)5]n
D. [C6H7O2(OH)2]n
Câu 21:

Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Mg. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là

A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 22:

Dãy chỉ chứa những amino axit không làm đổi màu quỳ tím là

A. Gly, Ala, Glu
B. Val, Lys, Ala
C. Gly, Val, Ala

D. Gly, Glu, Lys

Câu 23:

Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỷ lệ mol 1 : 1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là

A. 3,36 lít.
B. 4,48 lít.
C. 2,24 lít.

D. 5,60 lít.

Câu 24:

Cho m gam glucozơ phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 16,2 gam Ag. Giá trị của m là

A. 18,0
B. 27,0
C. 9,0

D. 13,5

Câu 25:

Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại

A. Fe
B. Na
C. Ba

D. Ag

Câu 26:

Có bao nhiêu amin bậc I có cùng công thức phân tử C4H11N?

A. 4
B. 3
C. 1

D. 2

Câu 27:

Trong phân tử este X no, đơn chức, mạch hở, hiđro chiếm 8,11% về khối lượng. Tổng số đồng phân este của X là

A. 4
B. 1
C. 2

D. 3

Câu 28:

Dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với lượng dư kim loại nào tạo dung dịch chứa hai muối?

A. Fe
B. Zn
C. Cu

D. Ag

Câu 29:

Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este X, Y no, đơn chức, mạch hở cần 3,976 lít oxi (đktc) thu được 6,38 gam CO2. Cho lượng este này tác dụng vừa đủ với KOH thu được hỗn hợp hai ancol kế tiếp và 3,92 gam muối của một axit hữu cơ. Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là

A. HCOOC3H7 và HCOOC4H9

B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5

C. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5

D. C2H5COOC2H5 và C2H5COOC3H7

Câu 30:

Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại

 

 

A. Fe
B. Na
C. Ba

D. Ag

Câu 31:

Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của

A. axit ađipic và etylen glicol

B. axit ađipic và hexametylenđiamin

C. axit ađipic và glixerol

D. etylen glicol và hexametylenđiamin

Câu 32:

Khử glucozơ bằng hiđro để tạo sobitol. Lượng glucozơ dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là

A. 1,44 gam
B. 1,80 gam
C. 4,28 gam
D. 2,25 gam
Câu 33:

Trong các chất sau, chất nào là amin bậc II?

A. C6H5NH2
B. CH3CH(CH3)NH2
C. H2N-[CH2]6-NH2
D. CH3NHCH3
Câu 34:

Cho các polime: polietilen, poli(metyl metacrylat), polibutađien, polistiren, poli(vinyl axetat) và tơ nilon-6,6. Trong các polime trên, số polime có thể bị thủy phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là

A. 5
B. 3
C. 4

D. 2

Câu 35:

Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam rắn khan?

A. 8,56 gam
B. 3,28 gam
C. 10,4 gam

D. 8,2 gam

Câu 36:

Cho dãy các kim loại sau: nhôm, sắt, đồng, vàng. Kim lọa nào có tính dẫn điện tốt nhất trong các kim loại trên?

A. nhôm
B. sắt
C. vàng           

D. đồng

Câu 37:

Cho biết X là tetrapeptit (mạch hở) tạo thành từ 1 amino axit A no, mạch hở (phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH). Biết rằng trong phân tử A chứa 15,73% N về khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là

A. 161,00
B. 149,00
C. 143,45

D. 159,25

Câu 38:

Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là

A. CH3NH2, C6H5NH2, NH3

B. CH3NH2, NH3, C6H5NH2

C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2

D. NH3, CH3NH2, C6H5NH2

Câu 39:

Hòa tan hoàn toàn 14,5 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe, Zn bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc). Khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng là

A. 15,57 gam
B. 35,80 gam
C. 25,15 gam

D. 16,63 gam

Câu 40:

Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3-CH2-OCO-CH3. Tên gọi của X là

A. metyl axetat
B. metyl propionat     
C. propyl axetat
D. etyl axetat