Bố cục Chiều xuân (chuẩn nhất 2024) – Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Bố cục Chiều xuân Ngữ văn lớp 11 hay nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Chiều xuân để học tốt môn Ngữ văn 11.

1 77 lượt xem


Bài giảng Ngữ văn 11 Chiều Xuân - Chân trời sáng tạo

Bố cục Chiều xuân

Gồm 3 phần:

- Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bên vắng.

- Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê.

- Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng.

loading...

Nội dung chính Chiều xuân

Bài thơ vẽ lên vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ. Đồng thời thể hiện tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.

Ý nghĩa nhan đề Chiều xuân

Với nhan đề “Chiều xuân”, nữ thi sĩ Anh Thơ hấn mạnh vẻ đẹp xuân trong buổi chiều thơ mộng, đơn sơ của làng quê Bắc Bộ. Người đọc cảm thấy cô gái Kinh Bắc đang đứng bâng khuâng ngắm nhìn cảnh bến đò, dải đường đê và cảnh đồng lúa quê nhà một buổi chiều xuân mưa bụi.

Đọc tác phẩm Chiều xuân

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,

Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;

Mấy cánh bướm rập ròn trôi trước gió,

Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

Trong đồng lúa xanh rò và ướt lặng,

Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,

Làm giật mình một cô nàng yếm thắm

Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

loading...

Tóm tắt Chiều xuân

Ba đoạn thơ trong bài thơ là ba khung cảnh. Cảnh đầu tiên là bến vắng không âm thanh, không sắc màu tươi sáng, mưa rơi rất êm, bến rất vắng, có con đò cũng lười biếng bất động, một quán nước không người, chỉ có những cánh hoa xoan rụng. Cảnh thứ hai là đường đê có hoạt động của trâu bò gặm cỏ và những cánh bướm rập rờn. Cuối cùng là cảnh ngoài đồng cào cỏ.

Giá trị nội dung Chiều xuân

- Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.

- Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.

Giá trị nghệ thuật Chiều xuân

- Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy.

- Thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh.

1 77 lượt xem