Bố cục Nàng Ờm nhắn nhủ (chuẩn nhất 2024) – Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Bố cục Nàng Ờm nhắn nhủ Ngữ văn lớp 11 hay nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ để học tốt môn Ngữ văn 11.
Bố cục Nàng Ờm nhắn nhủ
- Đoạn 1: Gia cảnh của nàng Ờm, cha mẹ đều khắt khe và quản thúc 2 cô con gái rất chặt. Chàng Bồng Hương gặp gỡ nàng từ năm 7, 8 tuổi và đến khi nàng 15, chàng ngỏ lời yêu.
- Đoạn 2: Cha mẹ cấm đoán và ép gả, không cho nàng ở cùng Bồng Hương vì gia cảnh của chàng nghèo khó. Em gái giúp nàng bỏ trốn. Nàng Ờm và chàng Bồng Hương cùng ăn lá ngón để gặp lại nhau ở mường Ma.
- Đoạn 3: Kết thúc, nàng hiện về khuyên cha mẹ để mình lại núi Làn Ai. Từ đây, nơi này trở thành một truyền thuyết về tình yêu.
Nội dung chính Nàng Ờm nhắn nhủ
Tác phẩm Nàng Ờm nhắn nhủ có bối cảnh nói về câu chuyện tình cảm động, của đôi trai gái còn chưa nên vợ nên chồng trên vùng núi Làn Ai.
Ý nghĩa nhan đề Nàng Ờm nhắn nhủ
Tác phẩm Nàng Ờm nhắn nhủ thể hiện sự bất công trong xã hội cũ, cũng là cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân. Họ muốn chống lại ách bóc lột và những tập tục nặng nề. Họ căm hờn những kẻ giàu có bất công, phụ bạc và lật lọng. Chính nó đã chia rẽ bao nhiêu đôi trai gái, lấy đi bao nhiêu cái xuân xanh của con người.
Đọc tác phẩm Nàng Ờm nhắn nhủ
Nàng Ờm và chàng Bồng Hương quê ở đất Cành Nành, làng Ca Da, mường Kỳ Ống, là bạn bè từ thuở nhỏ, lớn lên, yêu nhau và mong được kết đôi vợ chồng. Nhưng do cha mẹ nàng Ờm ngăn trở, cấm đoán nghiệt ngã, họ đã tự kết liễu đời mình. Trở thành vợ chồng ở thế giới bên kia, linh hồn họ vẫn quẩn quanh trên núi Làn Ai để kể lại câu chuyện của mình cho những người còn sống rút ra bài học; mong các đôi lứa khác được sum vầy, hạnh phúc, không phải chịu số phận bất hạnh như họ.
Các cố, các mẹ ơi!
Hôm nay trăng sáng đẹp trời
Em kể lại kiếp khốn cho các mẹ biết
Em kể lại kiếp khổ cho các mẹ hay
Cái chuyện con Ờm
Trên núi Làn Ai
Quê nhà Ờm ở đất Cành Nành
Làng Ca Da, mường Kỳ Ống
Để các mẹ suy đi nghĩ lại
Mà thương cho cái kiếp con người
Các mẹ sống trên đời
Đừng chê người ăn ngón
Các cố, các mẹ ơi!
Cửa nhà em bận lắm
Chàng Bồng Hương lắm việc nhiều công
Buổi sớm, đi đánh lưới sông cái
Buổi chiều, đi đánh chài sông con
Tối tăm săn hổ trên non một mình
Còn em, buổi sáng chặn con lợn, con gà
Buổi chiều, em đi cấy, đi hải
Giữa đêm, anh đan chài vóng cái
Về sáng, anh đan lưới vóng ngoài
Em thì vào ra củi canh may vá
Giờ nhà em lắm cá
Giờ nhà em nhiều cơm
Tình chồng thắm thiết hơn
Nghĩa vợ như đêm trăng sáng
Đêm đã khuya, ngày đã rạng
Các mẹ ở lại sống lâu trăm năm
Các mẹ ở lại thêm trăm ngàn tuổi
Nên bố nên mẹ, trong bản trong làng
Mừng các mẹ giàu sang
Để em quay chân trở lại
Quay mặt về núi Làn Ai
Em muốn ăn chơi ở chơi
Nói cái kiếp khốn cho các mẹ đỡ thương
Nói cái kiếp khổ cho các mẹ đỡ tủi
Nhưng em không về, con gà nó đợi
Nếu em không về, con lợn nó mong
Gà nó bới rẫy bông
Lợn ăn rỗng phá ha
Ngày nào trăng rằm sáng tỏ
Mời các mẹ lên thăm của thăm nhà
Để biết lối vào đường ra
Cho đỡ thương đỡ nhớ
Núi Làn Ai nghèo tiền nghèo của
Nhưng Làn Ai giàu nghĩa giàu tình.
Tóm tắt Nàng Ờm nhắn nhủ
Tác phẩm Nàng Ờm nhắn nhủ là một trong những tác phẩm phản ánh mạnh mẽ tục lệ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy lúc bấy giờ”. Nàng Ờm và chàng Bồng Hương yêu nhau, nhưng lại không thể công khai vì sợ khuôn phép của bố mẹ hai bên không chấp thuận. Bố mẹ nàng Ờm khinh chàng Bồng Hương nhà nghèo nên luôn ra sức cấm đoán. Trước hoàn cảnh đó, nàng Ờm bỏ nhà theo người mình yêu lên núi Làn Ai. Tuy vậy, để tránh những điều nhơ lời xấu, nàng Ờm đã ăn lá ngón để “giữ trọn lời thề về bên ma”. Chàng Bồng Hương thấy vậy, cũng ăn lá ngón để đến bên người mình thương. Nơi trần gian này không thể dung thứ cho tình yêu của bọn họ, họ liền sánh đôi bên nhau ở mường Ma. Núi Làn Ai sau này trở thành một câu chuyện đầy đau lòng và bi thương cho mối tình. Mỗi độ trăng tròn, linh hồn của cô gái trẻ lại hiện về, để kể cho đời sau nghe về mối tình thắm thiết của một cặp đôi từng cùng sống cùng chết trên ngọn núi này. Ngọn núi cũng trở thành một truyền thuyết bất tử đối với những con người có tình. Nói một cách thực tế hơn, câu chuyện giữa nàng Ờm và chàng Bồng Hương đã phê phán xã hội lúc bấy giờ. Khi ấy, chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại, người dân bị gồng ép trong một lồng giam chật chội. Đến sau này, khi Đảng và nhà nước ra đời lãnh đạo cách mạng, cuộc sống người dân nơi những bản nghèo mới được cải thiện.
Giá trị nội dung Nàng Ờm nhắn nhủ
Nội dung tác phẩm chủ yếu phản ánh sự hủ bại của chế độ xã hội cũ. Đó là sự bóc lột và áp bức quyền con người. Tuy nhiên, đâu đó ta cũng thấy được sự phản kháng mạnh mẽ của những người dân.
Giá trị nghệ thuật Nàng Ờm nhắn nhủ
Tác phẩm Nàng Ờm nhắn nhủ chứa những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm dân tộc dân gian.