Bố cục Tự trào (chuẩn nhất 2024) – Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Bố cục Tự trào Ngữ văn lớp 8 hay nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Tự trào để học tốt môn Ngữ văn 8.
Bố cục Tự trào
4 phần:
+ 2 câu đề: Tiếng cười chế giễu với hoàn cảnh của chính mình.
+ 2 câu thực: Sự bất lực của bản thân trước cuộc đời.
+ 2 câu luận: Sự bất lực của bản thân trước cuộc đời.
+ 2 câu kết: Cảm xúc trước nỗi lo với thời cuộc.
Nội dung chính Tự trào
Văn bản thể hiện sự lo lắng của tác giả cho thời cuộc khi vận mệnh đất nước đang rơi vào hỗn loạn.
Ý nghĩa nhan đề Tự trào
Bức chân dung tự họa của nhà thơ, qua đó thấy được sự đổi thay của xã hội và tinh thần lạc quan, thanh cao của nhà thơ.
Đọc tác phẩm Tự trào
Chẳng phải quan mà chẳng phải dân,
Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hóa ra đần.
Hầu con chè rượu ngày sai vặt,
Lương vợ ngô khoai tháng phát dần.
Có lúc vểnh râu vai phụ lão,
Cũng khi lên mặt dáng văn thân.
Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?
Lâu để mà xem cuộc chuyển vần.
Tóm tắt Tự trào
Bài thơ Tự trào của Trần Tế Xương là tác phẩm tự họa lại chính bức chân dung của tác giả. Tế Xương tự nhận mình là kẻ chẳng có địa vị gì, đần độn, suốt ngày ngơ ngẩn. Không chỉ vậy, ở nhà vô công rồi nghề, được vợ hầu hạ, sống bằng tiền lương của vợ, mà có lúc vênh vênh tự đắc. Bên cạnh đó, bài thơ còn là bức tự trào của Tế Xương trước cuộc đời đang có những sự chuyển biến đi xuống, quan lại thối nát, thực dân Pháp xâm lược, những kẻ tay sai, nhưng tác giả vẫn giữ được nét thanh cao của bản thân và rất lạc quan.
Giá trị nội dung Tự trào
- Văn bản đã đả kích bọn thực dân phong kiến quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.
Giá trị nghệ thuật Tự trào
- Có sự kết kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình.
-Giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến quan lại làm tay sai cho giặc.