Bộ đề thi học kì 2 Hóa 12 có đáp án (Mới nhất) - Đề số 5

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Liên kết tạo thành trong mạng tinh thể kim loại là

A. liên kết kim loại.   
B. liên kết ion        
C. liên kết cộng hóa trị.  
D. liên kết hidro.
Câu 2:
Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí M trong bảng hệ thống tuần hoàn là :

A. ô 20, chu kì 4, nhóm IIB.

B. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA.

C. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.

D. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIB

Câu 3:

Tính chất vật lý chung của kim loại là

A. Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.       

B. Tính mềm, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.

C. Tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.    

D. Nhiệt độ nóng chảy cao, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.

Câu 4:
Cho các kim loại Fe , Al , Mg , Cr , K , có bao nhiêu nguyên tố kim loại trong các phản ứng hóa học chỉ thể hiện một hóa trị duy nhất ?   
A.3
B.5
C.2

D.4

Câu 5:

Trường hợp nào xảy ra ăn mòn hóa học?

A. Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm.
B. Ngâm Zn trong dung dịch H2SO4 loãng có vài giọt CuSO4.

C. Tôn lợp nhà xây sát tiếp xúc với không khí ẩm.

D. Thiết bị bằng thép của nhà máy sản xuất NaOH tiếp xúc với Cl2 ở nhiệt độ cao.
Câu 6:

Cho dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với kim loại Cu được FeSO4 và CuSO4. Cho dung dịch CuSO4 tác dụng với kim loại Fe được FeSO4 và Cu. Qua các phản ứng xảy ra ta thấy tính oxi hoá của các ion kim loại giảm dần theo dãy sau

A. Cu2+ ; Fe3+ ; Fe2+.    
B.  Fe3+ ; Cu2+ ; Fe2+.      
C. Cu2+ ; Fe2+ ; Fe3+.   
D. Fe2+ ; Cu2+ ; Fe3+.
Câu 7:
Hợp kim có
A. tính cứng hơn kim loại nguyên chất.          

B. tính dẫn điện, dẫn nhiệt cao hơn kim loại nguyên chất.

C. tính dẻo hơn kim loại nguyên chất.            

D. nhiệt độ nóng chảy cao hơn kim loại nguyên chất.

Câu 8:
Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí hiđro ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M có thể tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng H2. Vậy kim loại M là  
A. Al.    
B. Cu.
C. Fe.  

D. Ag.

Câu 9:

Cho bột Cu đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 thu được chất rắn X và dung dịch Y. X, Y lần lượt là

A. X ( Ag); Y ( Cu2+, Fe2+).
B.  X ( Ag, Cu); Y ( Cu2+, Fe2+).       
C. X ( Ag); Y (Cu2+).                          
D. X (Fe); Y (Cu2+).
Câu 10:
Dãy nào cho sau đây đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối ?
A. Be, Mg, Ca, Ba
B. Na, K, Mg, Ca .
C. K, Na, Ca, Zn.          
D. Rb, Na, K, Cs.  
Câu 11:
Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3, BaCl2 có số mol mỗi chất bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O(dư), đun nóng, dd thu được chứa:
A. NaCl, NaOH, BaCl2

B. NaCl

C. NaCl, NaOH
D. NaCl, NaOH, BaCl2, NH4Cl
Câu 12:

Cho các chất sau: NaHCO3 , NaOH , HCl , Ca(HCO3)2. Số phản ứng hoá học xảy ra khi ta trộn chúng từng đôi một với nhau là:

A. 4
B. 6
C. 3

D. 5

Câu 13:

Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do

A. Nhôm là kim loại kém hoạt động         

B. Nhôm có tính thụ động với không khí và nước

C. Có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ  

D. Có màng hidroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ

Câu 14:

Dung dịch X chứa một lượng lớn các ion Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42-. Dung dịch X là loại

A. nước có độ cứng tạm thời

B. nước mềm

C. nước có độ cứng vĩnh cửu

D. nước có độ cứng toàn phần

Câu 15:
Trong công nghiệp, Al được điều chế bằng cách nào dưới đây?

A. Dùng Mg đẩy Al khỏi dung dịch AlCl3.

B. Điện phân nóng chảy AlCl3.

C. Điện phân dung dịch AlCl3.                  

D. Điện phân nóng chảy Al2O3.

Câu 16:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho Al vào dung dịch HCl.

(b) Cho Al vào dung dịch AgNO3.

(c) Cho Na vào H2O.

(d) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng.

(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 4
B. 2
C. 3

D. 5

Câu 17:

Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của Al và Cr ?

A. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ số mol

B. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom

C. Nhôm và crom đều bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc nguội

D. Nhôm và crom đều bền trong không khí và nước

Câu 18:
Cho luồng khí H2 nóng dư qua hỗn hợp (A) chứa Al2O3 , CuO, MgO, FeO. Sau khi phản ứng xong thì thu được hỗn hợp B gồm các chất

A. Al,Cu,Mg,Fe

B. Al,Cu,MgO,Fe

C. Al2O3,Cu,MgO,Fe

D. Al2O3,Cu,MgO,FeO

Câu 19:
Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 2,70
B. 4,05
C. 8,10

D. 5,40

Câu 20:
Dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M để hòa tan hết tối đa m gam Al2O3. Giá trị của m là
A. 20,4.
B. 10,2.
C. 5,1.

D. 15,3

Câu 21:

Phát biểu nào sau đây sai

A. Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam.

B. CrO3 là oxit axit

C. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6.

D. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng

Câu 22:

Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là:

A. 2,52 gam
B. 1,44 gam
C. 1,68 gam

D. 3,36 gam

Câu 23:

Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là ?

A. 24,7 gam.
B. 31,8 gam.
C. 18,3 gam.

D. 25,4 gam.

Câu 24:

Cho một oxit của kim loại M vào bình chứa dung dịch H2SO loãng dư, sau khi kết thúc phản ứng, thêm tiếp dung dịch NaOH dư vào bình, thu được dung dịch có màu vàng. Oxit của kim loại M là

A. CrO3.
B. Cr2O3.
C. Al2O3.
D. CuO.
Câu 25:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng dư.

(2) Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HCl loãng dư.

(3) Cho bột sắt đến dư vào dung dịch HNO3 loãng.

(4) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.

(5) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3.

(6) Đốt bột sắt dư trong hơi brom.

(7) Đốt cháy hỗn hợp bột gồm sắt và lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí.

Số thí nghiệm thu được muối Fe (III) là

A. 6
B. 4
C. 3

D. 5

Câu 26:

Hòa tan một oxit sắt vào dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch X. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau:

 - Phần 1: Cho một ít vụn Cu vào thấy tan ra và cho dung dịch có màu xanh

 - Phần 2: Cho một vài giọt dung dịch KMnO4 vào thấy bị mất màu.

Oxit sắt là

A. FeO hoặc Fe2O3
B. Fe3O4
C. Fe2O3

D. FeO

Câu 27:

Khử hoàn toàn một oxit của kim loại M bằng khí CO ở nhiệt độ cao, thu được 8,96 gam kim loại M và 5,376 lít khí CO2 (đktc). Oxit của kim loại là

A. Fe3O4
B. CuO
C. FeO
D. Fe2O3
Câu 28:

Cho luồng khí H2 (dư) đi qua hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi kết thúc phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là

A. Cu, FeO, ZnO, MgO.

B. Cu, Fe, Zn, Mg.

C. Cu, Fe, ZnO, MgO.

D. Cu, Fe, Zn, MgO.

Câu 29:

Cho phương trình ion: Cu2+ + 2OH → Cu(OH)2↓.

Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn đã cho?

A. CuCl2 + 2KOH → Cu(OH)2 + 2KCl.

B. Cu(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4NO3.

C. CuS + 2NaOH→ Cu(OH)2 + Na2S.

D. CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4.

Câu 30:

Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl và 0,15 mol Cu(NO3)2 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 6562 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 15,11 gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa m gam bột Fe, phản ứng tạo ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị m là

A. 2,80 gam
B. 3,36 gam
C. 5,04 gam

D. 4,20 gam