Bộ đề thi học kì 2 Hóa 12 có đáp án (Mới nhất) - Đề số 6

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho Fe tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao  hơn 5700C thì thu được sản phẩm là

A. Fe2O3 và Fe3O4.
B. Fe2O3 và H2.
C. Fe3O4 và H2.    
D. FeO và H2.
Câu 2:

Hai chất chỉ có tính oxi hóa là

A. Fe2O3, FeCl3.    
B. FeO, Fe2O3.
C. Fe2O3, FeCl2.   
D. FeO, FeCl3.
Câu 3:

Để tạo men màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh người ta dùng

A. K2CrO4.
B. CrO3.
C. Cr2O3.
D. Cr(OH)3.
Câu 4:

Chất nào dưới đây là chất khử các sắt oxit trong lò cao?

A. CO.
B. CO2.
C. Al.
D. H2.
Câu 5:
Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 rất cao (20500C), vì vậy để hạ nhiệt độ nóng chảy xuống, phải hòa tan Al2O3 trong:
A. criolit nóng chảy.       
B. đất sét nóng chảy.
C. boxit nóng chảy.        
D. mica nóng chảy.
Câu 6:
Có các dung dịch: AlCl3, FeCl3, CuCl2, FeCl2. Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH làm thuốc thử thì có thể phân biệt được
A. 2 dung dịch.
B. 4 dung dịch.
C. 1 dung dịch.
D. 3 dung dịch.
Câu 7:

Để chế tạo thép không gỉ, người ta thêm vào thành phần của thép thường kim loại

A. Mn.
B. W, Cr.
C. Cr, Ni.
D. Si.
Câu 8:

Hai kim loại đều phản ứng được với dung dịch CuSO4 giải phóng Cu là

A. Al và Ag
B. Fe và Cu.
C. Fe và Ag.
D. Al và Fe.
Câu 9:
Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất trong sự hình thành mưa axit?
A. Cacbon đioxit.
B. Lưu huỳnh đioxit.
C. Dẫn xuất flo của hiđrocacbon.
D. Ozon.
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lí của nhôm là chưa chính xác ?
A. Nhôm là kim loại màu trắng bạc.
B. Nhôm là kim loại nhẹ.
C. Nhôm có khả năng dẫn điện tốt hơn Cu nhưng kém hơn Fe.
D. Nhôm khá mềm, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng.
Câu 11:

Cho từ từ 2ml dung dịch FeCl2 vào ống nghiệm chứa 3 ml dung dịch NaOH, hiện tượng quan sát được là

A. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, một lúc sau chuyển sang màu trắng xanh.
B. xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh và có khí thoát ra.
C. xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, một lúc sau chuyển sang màu nâu đỏ.
D. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
Câu 12:

Có thể dùng thùng nhôm để chuyên chở axit HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc, nguội vì

A. nhôm bị thụ động bởi những dung dịch axit này.
B. trên bề mặt của nhôm có màng Al(OH)3 bền vững bảo vệ.
C. trên bề mặt của nhôm được phủ kín một lớp Al2O3 rất mỏng, bền bảo vệ.
D. nhôm là kim loại có tính khử yếu không tác dụng với các axit.
Câu 13:

Cặp chất nào sau đây không phản ứng được với nhau?

A. Fe(OH)3 và H2SO4.
B. FeCl3 và AlCl3.
C. CrO3 và H2O.
D. Al(OH)3 và NaOH.
Câu 14:

Nguyên liệu dùng để sản xuất gang là

A. quặng sắt oxit, than cốc.
B. quặng sắt oxit, than cốc, chất chảy.
C. quặng sắt oxit, than đá, chất chảy.
D. quặng sắt oxit, chất chảy.
Câu 15:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:   FeCl3 +X CuCl2 +Y FeCl2. X, Y lần lượt là

A. Cu, FeSO4.
B. Cu, Fe.
C. CuSO4, Fe.
D. Fe, Cu.
Câu 16:

Khí CO2 gây ra ô nhiễm môi trường là vì khí CO2

A. không duy trì sự cháy.
B. là khí độc.
C. làm cho nhiệt độ của trái đất nóng lên.     
D. không duy trì sự sống.
Câu 17:

Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 có hiện tượng

A. không có hiện tượng.
B. sủi bọt khí.
C. xuất hiện kết tủa keo màu trắng và kết tủa tan dần.
D. xuất hiện kết tủa keo màu trắng.
Câu 18:

Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa khoảng 2ml dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. xuất hiện kết tủa keo màu trắng và kết tủa tan dần.
B. xuất hiện kết tủa keo trắng và sủi bọt khí.
C. sủi bọt khí.
D. xuất hiện kết tủa keo màu trắng.
Câu 19:

Để nhận biết 2 chất khí CO2 và SO2 ta chỉ cần dùng một thuốc thử là

A. nước vôi trong.
B. phenolphtalein.
C. dung dịch NaOH.      
D. nước brom.
Câu 20:

Có các oxit sau: Al2O3, Cr2O3, CrO3, FeO, Fe2O3. Có bao nhiêu oxit phản ứng được với cả hai dung dịch HCl và KOH đặc?

A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 21:
Có thể phân biệt ba chất Mg, Al, Al2O3 chỉ bằng một thuốc thử là
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch CuSO4.         
C. Dung dịch NaOH.
D. Dung dịch HNO3.
Câu 22:

Cho 1,05 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khi H2 (ở đktc). Hai kim loại đó

A. Be và Mg.
B. Mg và Ca.
C. Sr và Ba.

D. Ca và Sr.

Câu 23:

Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

A. 2,80.      
B. 2,16.
C. 4,08.

D. 0,64.

Câu 24:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư.

(2) Đốt bột Fe trong O2 dư, hòa tan chất rắn sau phản ứng trong lượng vừa đủ dung dịch HCl.

(3) Nhúng nhanh Fe trong dung dịch HNO3 loãng.

(4) Nhúng nhanh Mg trong dung dịch Fe2(SO4)3.

(5) Thổi khí H2S đến dư vào dung dịch FeCl3.

(6) Đốt cháy bột Fe (dùng dư) trong khí Cl2, hòa tan chất rắn sau phản ứng trong nước cất.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, dung dịch thu được chỉ chứa muối Fe(II) là

A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 25:

Hòa tan hoàn toàn 14,4 kim loại M hóa trị II vào dung dịch Media VietJackđặc dư thu được 26,88 lit Media VietJack(dktc) là sản phẩm khử duy nhất. Kim loại M là:

A. Media VietJack
B. Media VietJack
C. Media VietJack
D. Media VietJack
Câu 26:

Cp cht nào sau đây không cùng tồn ti trong một dung dịch

A. NaCl và KOH.                
B. MgCl2 NaHCO3.           
C. BaCl2 Na2CO3.       
D. CuSO4 NaCl.
Câu 27:

Cho 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z, T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất: (NH4)2CO3, NaHCO3, NaNO3, NH4NO3. Thực hiện nhận biết bốn dung dịch trên bằng dung dịch Ba(OH)2 thu được kết quả sau:

Chất

X

Y

Z

T

Hiện tượng

Kết tủa trắng

Khí mùi khai

Không hiện tượng

Kết tủa trắng, khí mùi khai

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Z là dung dịch NH4NO3

B. Y là dung dịch NaHCO3

C. X là dung dịch NaNO3.

D. T là dung dịch (NH4)2CO3

Câu 28:

Thực hiện thí nghiệm điều chế khí X, khí X được thu vào bình tam giác theo hình vẽ sau:

Media VietJack

Thí nghiệm đó là:

A. Cho dung dịch HCl vào bình đựng bột CaCO3.

B. Cho dung dịch H2SO4 đặc vào bình đựng lá kim loại Cu.

C. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào bình đựng hạt kim loại Zn.

D. Cho dung dịch HCl đặc vào bình đựng tinh thể K2Cr2O7.

Câu 29:

Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là:

A. 2,24 lít.
B. 4,48 lít.
C. 5,60 lít.

D. 3,36 lít.

Câu 30:

Hỗn hợp X gồm: Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hoà tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây:

A. 9,5.
B. 9,0.
C. 8,5.

D. 8,0.