Các phản ứng cộng hiđro; brom; tráng gương của este

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

CH3COOC2H3 phản ứng với chất nào sau đây tạo ra được este no? 

A. SO2

B. KOH. 

C. HCl. 

D. H2 (Ni, t0

Câu 2:

Chất nào sau đây không phản ứng được với metyl acrylat (CH2=CH-COOCH3)? 

A. dung dịch Br2 

B. H2 (xt, t0

C. CaCO3 

D. dung dịch NaOH

Câu 3:

Este CH3COOCH=CH2 không tác dụng với hóa chất nào sau đây? 

A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng)

B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng). 

C. Kim loại Na

D. Dung dịch NaOH, đun nóng

Câu 4:

Este CH2=CHCOOCH3 không tác dụng với 

A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng). 

B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).

C. kim loại Na

D. dung dịch NaOH, đun nóng

Câu 5:

Metyl acrylat không tác dụng được với chất nào sau đây? 

A. Kim loại Na

B. Dung dịch NaOH, đun nóng

C. Nước Br2

D.  H2 (xúc tác Ni, t°).  

Câu 6:

Este nào sau đây khi đun nóng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ đều không làm mất màu nước brom? 

A. CH3COOCH=CH2

B. CH2=CHCOOCH=CH2

C. CH3CH2COOCH3

D. CH3COOCH2CH=CH2

Câu 7:

Cho hợp chất hữu cơ no X tác dụng với hiđro dư (Ni, to) thu được chất hữu cơ Y. Cho chất Y tác dụng với chất Z trong điều kiện thích hợp thu được este có mùi chuối chín. Tên thay thế của X là: 

A. axit etanoic 

B. 3-metylbutanal 

C. 2-metylbutanal 

D. anđehit isovaleric 

Câu 8:

Cho vinyl axetat tác dụng với dung dịch Br2, sau đó thuỷ phân hoàn toàn sản phẩm thu được muối natri axetat và chất hữu cơ X. Công thức của X là

A. CH2=CHOH

B. O=CHCH2OH

C. CH3CH=O. 

D. C2H4(OH)2

Câu 9:

Chất không phản ứng với dung dịch brom là 

A. etilen (CH2=CH2). 

B. axetilen (HC≡CH). 

C. metyl axetat (CH3COOCH3). 

D. phenol (C6H5OH). 

Câu 10:

Este nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2 ở điều kiện thường? 

A. phenyl axetat

B. etyl axetat

C. etyl propionat

D. metyl acrylat

Câu 11:

Este nào sau đây có phản ứng với dung dịch Br2

A. Etyl axetat

B. Metyl propionat. 

C. Metyl axetat

D. Metyl acrylat

Câu 12:

Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với nước Br2?

A. CH3CH2CH2OH 

B. CH3CH2COOH 

C. CH2=CHCOOH 

D. CH3COOCH3 

Câu 13:

Chất vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với dung dịch Br2/CCl4 là 

A. CH2=CHCOOH

B. CH3CH2COOH

C. CH3CH2CH2OH

D. CH3COOCH3

Câu 14:

Este X có CTPT C3H4O2 khi tác dụng với NaOH tạo ra 2 sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Số chất X thỏa mãn điều kiện trên là 

A. 1

B. 2

C. 3. 

D. 4

Câu 15:

Một este có công thức phân tử là C3H6O2, có phản ứng tráng bạc với dung dịch AgNO3 trong NH3 tên gọi của este đó là 

A. propyl fomat 

B. etyl fomat 

C. etyl fomic 

D. metyl axetat 

Câu 16:

Este E mạch hở, có công thức phân tử C4H6O2. Đun nóng a mol E trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch T. Cho toàn bộ T tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3, thu được 4a mol Ag. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Công thức cấu tạo của E là 

A. HCOOCH=CHCH3

B. CH2=CHCOOCH3

C. CH3COOCH=CH2

D. HCOOCH2CH=CH2

Câu 17:

Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được 2 chất đều có khả năng tráng gương. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là 

A. CH2=CH-COO-CH

B. HCOO-C(CH3)=CH2 

C. HCOO-CH=CH-CH3 

D. CH3COO-CH=CH2 

Câu 18:

Một este có công thức phân tử C4H6O2. Thuỷ phân hết X được hỗn hợp Y. Để Y tham gia phản ứng tráng gương tạo ra lượng Ag lớn nhất thì X có công thức cấu tạo nào sau đây ?

A. HCOOCH = CHCH3 

B. CH2 = CHCOOCH3 

C. HCOOCH2CH = CH2 

D. HCOOC(CH3)= CH2 

Câu 19:

Số este mạch hở có công thức phân tử C4H6O2 có thể phản ứng với Brom trong nước theo tỷ lệ mol neste : nbrom = 1:2 là 

A. 4

B. 3. 

C. 1. 

D. 2. 

Câu 20:

Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C4H6O2, thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là 

A. 5

B. 3

C. 4

D. 1. 

Câu 21:

Thủy phân hoàn toàn este E (C4H8O2) trong dung dịch NaOH, thu được muối T. Nung nóng hỗn hợp gồm T, NaOH và CaO dư, thu được C2H6. Tên gọi của E là 

A. propyl axetat

B. metyl axetat

C. metyl propionat

D. etyl axetat

Câu 22:

Cho 10 gam este X có CTPT C5H8O2 thuỷ phân hoàn toàn trong môi trường kiềm tạo thành hỗn hợp sản phẩm Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được tối đa 43,2 gam Ag. Số đồng phân cấu tạo thoả mãn X là 

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 23:

X là este được tạo bởi axit 2 chức, mạch hở và ancol no, 2 chức, mạch hở có công thức đơn giản nhất là C3H2O2. Để hiđro hóa hoàn toàn 1 mol X (Ni, to) cần bao nhiêu mol H2 ?

A. 2 mol 

B. 3 mol 

C. 1 mol 

D. 4 mol 

Câu 24:

X là este mạch hở được tạo bởi từ một axit cacboxylic đa chức và một ancol đơn chức, trong X chỉ chứa một loại nhóm chức. Hiđro hóa hoàn toàn X bằng lượng H2 vừa đủ (xúc tác Ni, t0), thu được este Y có công thức phân tử là C6H10O4. Số đồng phân có thể có của X thỏa mãn các điều kiện trên là 

A. 3

B. 2

C. 1. 

D. 4

Câu 25:

Khi thủy phân (trong môi trường axit) một este có công thức phân tử C7H6O2 sinh ra hai sản phẩm X và Y. X khử được AgNO3 trong amoniac, còn Y tác dụng với nước brom sinh ra kết tủa trắng. Tên gọi của este đó là 

A. phenyl fomat

B. benzyl fomat

C. vinyl pentanoat

D. anlyl butyrat

Câu 26:

Este T mạch hở, có công thức phân tử là C7H8O4. Hiđro hóa hoàn toàn a mol T cần tối đa b mol H2. Biết H2 chỉ cộng vào liên kết pi (π) ở phần gốc hiđrocacbon của T. Giá trị của b : a là 

A. 1

B. 3. 

C. 2

D. 4

Câu 27:

Geranyl axetat là một este đơn chức X mạch hở có mùi hoa hồng. X tác dụng với Br2 trong CCl4 theo tỷ lệ mol 1:2. Trong phân tử X, cacbon chiếm 73,47% theo khối lượng. Tổng số nguyên tử có trong phân tử geranyl axetat là: 

A. 34 

B. 32 

C. 28 

D. 30 

Câu 28:

Cho các chất: buta-1,3-đien, benzen, ancol anlylic, anđehit axetic, axit acrylic, vinylaxetat. Khi cho các chất đó cộng H2 dư (xúc tác Ni, to) thu được sản phẩm hữu cơ, đốt cháy sản phẩm hữu cơ này cho số mol H2O lớn hơn số mol CO2. Số chất thỏa mãn là 

A. 6

B. 3

C. 4

D. 5. 

Câu 29:

Thuỷ phân các chất sau trong môi trường kiềm nóng: CH3CHCl2; CH3COOCH2CH=CH2; CH3COOCH=CH2; CH3COOC6H5; CH3CH(OH)Cl, HCOOC2H5; C2H3COOCH3,CH3COOCH2Cl. Số chất có sản phẩm tham gia phản ứng tráng tráng bạc là 

A. 3

B. 5

C. 2. 

D. 1. 

Câu 30:

Este X vừa tham gia được phản ứng tráng gương, vừa tham gia phản ứng trùng hợp. Chất hữu cơ Y khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được ancol Z. Ancol Z hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Công thức cấu tạo của các chất X, Y lần lượt là 

A. HCOO-CH2-CH3 và HCOO-CH2-CH2-CH2OH

B. HCOO-CH=CH2 và HCOOCH2-CHOH-CH3

C. CH2=CHCOOCH3 và HCOOCH2-CH2-CH2OH. 

D. CH2=CHCOOCH3 và HCOOCH2-CHOH-CH3

Câu 31:

Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là

A. HCOOCH3

B. HCOOCH=CH2

C. CH3COOCH=CH-CH3

D. CH3COOCH=CH2

Câu 32:

A có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản. Khi phân tích A thu được kết quả: 50% C, 5,56% H, 44,44% O theo khối lượng. Khi thuỷ phân A bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 2 sản phẩm đều tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của A là

A. HCOO-CH=CH-CH3

B. HCOO-CH=CH2

C. CH2=CH-CHO

D. (HCOO)2C2H4

Câu 33:

Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hoá tạo ra một chất hữu cơ Y và một muối của axit hữu cơ. Chất Y không tác dụng với Na và không có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo phù hợp với X ?

A.

B.

C.

D.