CACBON - SILIC (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Các nguyên tử thuộc nhóm IVA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 

A. ns2np2

B. ns2np3

C. ns2np4.

D. ns2np5.

Câu 2:

Kim cương và than chì là các dạng

A. đồng hình của cacbon

B. đồng vị của cacbon

C. thù hình của cacbon

D. đồng phân của cacbon

Câu 3:

Kim cương và than chì được gọi là 2 dạng thù hình của cacbon vì

A. có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau

B. đều là đơn chất của nguyên tố cacbon

C. có tính chất vật lí tương tự nhau

D. có tính chất hóa học tương tự nhau

Câu 4:

Câu nào đúng trong các câu sau đây?

A. Kim cương là cacbon hoàn toàn tinh khiết, trong suốt, không màu, dẫn điện

B. Than chì mềm do có cấu trúc lớp, các lớp lân cận liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.

C. Than gỗ, than xương chỉ có khả năng hấp thụ các chất khí

D. Trong các hợp chất của cacbon, nguyên tố cacbon chỉ có các số oxi hoá -4 và +4

Câu 5:

Trong các phản ứng hóa học cacbon thể hiện tính

A.  tính khử

B. tính oxi hóa

C. vừa khử vừa oxi hóa

D. không thể hiện tính khử và oxi hóa

Câu 6:

Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng 

A. C + O2 t CO2

B. C + 2CuO t 2Cu + CO2

C. 3C + 4Al t Al4C3

D. C + H2O t CO + H2

Câu 7:

Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng 

A. 2C + Ca t CaC2

B. C + CO2 t 2CO

C. C + 2H2 t CH

D. 3C + 4Al t Al4C3

Câu 8:

Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí nào sau đây?

A. CO2

B. CO

C. SO2.

D. NO2

Câu 9:

Cho phản ứng:

C+HNO3đctX+Y+H2O

 Các chất X và Y là

A. CO và NO

B. CO2 và NO2

C. CO2 và NO

D. CO và NO2

Câu 10:

Cho hơi nước qua cacbon nóng đỏ thu được khí 

A. CO2 và H2

B. CO và H2

C. CO và CO2

D. CO, CO2 và H2

Câu 11:

Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Na2O, NaOH, HCl

B. Al, HNO3 đặc, KClO3

C. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3

D. NH4Cl, KOH, AgNO3

Câu 12:

Loại than nào dùng làm chất độn khi lưu hóa cao su, sản xuất mực in, xi đánh dày?

A. Than chì

B. Than cốc

C. Than gỗ

D. Than muội

Câu 13:

Loại than nào sau đây không có trong tự nhiên?

A. Than chì

B. Than antraxit

C. Than nâu

D. Than cốc

Câu 14:

Để phòng bị nhiễm độc người ta sử dụng mặt nạ phòng độc chứa những hóa chất nào?

A. CuO và MnO2

B. CuO và MgO

C. CuO và CaO

D. Than hoạt tính

Câu 15:

Tủ lạnh dùng lâu sẽ có mùi hôi, có thể cho vào tủ lạnh một ít cục than hoa để khử mùi hôi này. Đó là vì:

A. Than hoa có thể hấp phụ mùi hôi

B. Than hoa tác dụng với mùi hôi để biến thành chất khác

C. Than hoa sinh ra chất hấp phụ mùi hôi

D. Than hoa tạo ra mùi khác để át mùi hôi

Câu 16:

Cacbon phản ứng được với nhóm chất nào dưới đây?

A. Fe2O3, CaO, CO2, HNO3 đặc, H2SO4 đặc

B. CO2, Al2O3, Ca, CaO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc

C. Fe2O3, MgO, CO, HNO3, H2SO4 đặc

D. CO2, H2O lạnh, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, CaO

Câu 17:

Cho các phát biểu sau:

(1) Cacbon nằm ở ô thứ 6, nhóm IVA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn.

(2) Cấu hình electron của nguyên tử cacbon là 1s2 2s2 2p2.

(3) Cacbon là nguyên tử kim loại.

(4) Nguyên tử cacbon có thể tạo được tối đa 4 liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử khác. Ngoài ra, trong một số hợp chất nguyên tử cacbon còn có cộng hoá trị hai.

(5) Các số oxi hoá của cacbon là -4, 0, +2 và +4.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 5.

C. 2

D. 3.

Câu 18:

Cho các chất: (1) O2; (2) CO2; (3) H2; (4) Fe2O3; (5) SiO2; (6) HCl; (7) CaO; (8) H2SO4 đặc; (9) HNO3; (10) H2O; (11) KMnO4. Cacbon có thể phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?

A. 12

B. 9

C. 11

D. 10

Câu 19:

Cho các phát biểu sau:

(1) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thuỷ tinh, làm bột mài.

(2) Than chì được dùng làm điện cực, làm nồi để nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt, chế chất bôi trơn, làm bút chì đen.

(3) Than cốc được dùng làm chất khử trong luyện kim, để luyện kim loại từ quặng.

(4) Than gỗ được dùng để chế thuốc súng đen, thuốc pháo, ... Loại than có khả năng hấp phụ mạnh được gọi là than hoạt tính. Than hoạt tính được dùng trong mặt nạ phòng độc và trong công nghiệp hoá chất.

(5) Than muội được dùng làm chất độn trong cao su, để sản xuất mực in, xi đánh giầy, ...

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 5.

C. 2.

D. 3.

Câu 20:

Cho các phát biểu sau:

(1) Kim cương nhân tạo được điều chế từ than chì, bằng cách nung than chì ở 3000 oC, dưới áp suất 70 đến 100 nghìn atmotphe.

(2) Than chì nhân tạo được điều chế bằng cách nung than cốc ở 2500 - 3000 oC trong lò điện, không có mặt không khí.

(3) Than cốc được điều chế bằng cách nung than mỡ ở 1000 - 1250 oC trong lò điện, không có mặt không khí.

(4) Than mỏ được khai thác trực tiếp từ các vỉa than nằm ở các độ sâu khác nhau dưới mặt đất.

(5) Than gỗ được tạo nên khi đốt gỗ trong điều kiện thiếu không khí.

(6) Than muội được tạo nên khi nhiệt phân metan có chất xúc tác: CH4  C + 2H2.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 5

C. 6

D. 3

Câu 21:

Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng mặt nạ phòng độc có chứa

A. đồng(II) oxit và mangan oxit

B. đồng(II) oxit và magie oxit

C. đồng(II) oxit và than hoạt tính

D. than hoạt tính

Câu 22:

Chọn câu phát biểu đúng:

A. CO là oxit axit

B. CO là oxit trung tính

C. CO là oxit bazơ

D. CO là oxit lưỡng tính

Câu 23:

Điều nào sau đây không đúng cho phản ứng của CO với O2?

A. Phản ứng thu nhiệt

B. Phản ứng tỏa nhiệt

C. Phản ứng kèm theo sự giảm thể tích.

D. Phản ứng không xảy ra ở điều kiện 

Câu 24:

Khí CO có thể khử được cặp chất 

A. Fe2O3, CuO

B. MgO, Al2O3

C. CaO, SiO2

D. ZnO, Al2O3

Câu 25:

Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?

A. CO   +   FeO t CO2   +   Fe

B. CO   +  CuO  t CO2 + Cu

C. 3CO   +  Al2O3 t 2Al  + 3CO2

D. 2CO   +   O2  t 2CO2

Câu 26:

Khi cho khí CO dư đi qua hỗn hợp CuO, FeO, Fe3O4, Al2O3 và MgO, sau phản ứng chất rắn thu được gồm:

A. Al và Cu

B. Cu, Al và Mg

C. Cu, Fe, Al2O3 và MgO

D. Cu, Fe, Al và MgO

Câu 27:

Cho hỗn hợp gồm CuO, MgO, PbO và Al2O3 qua than nung nóng dư, thu được hỗn hợp rắn X. Chất rắn X gồm:

A. Cu, Al, MgO và Pb

B. Pb, Cu, Al và Al

C. Cu, Pb, MgO và Al2O3

D. Al, Pb, Mg và CuO

Câu 28:

Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp gồm: Al2O3, CuO, MgO, và Fe2O3 (nung nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn là

A. Al2O3, Cu, MgO, Fe

B. Al, Fe, Cu, Mg

C. Al2O3, Cu, Mg, Fe

D. Al2O3, Cu, MgO, Fe2O3

Câu 29:

Dẫn luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3, ZnO nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn thu được là 

A. Al2O3, Cu, MgO, Fe, Zn

B. Al, Fe, Cu, Mg, Zn

C. Al2O3, Cu, Fe, Mg, Zn

D. Al2O3, Fe2O3, CuO, MgO, Zn

Câu 30:

Trong phòng thí nghiệm, khí CO được điều chế bằng phản ứng 

A. 2C + O2  t 2CO2

B. C + H2O  t CO + H2

C. HCOOH  H2SO4,t CO + H2O

D. 2CH4 + 3O2   t 2CO + 4H2O

Câu 31:

Thành phn chính của kthan ướt là

A. CO, CO2, H2, N2

B. CH4, CO2, H2, N2

C. CO, CO2, H2, NO2

D. CO, CO2, NH3, N2

Câu 32:

Thành phn chính của kthan than khô là

A. CO, CO2, N2

B. CH4, CO, CO2, N2

C. CO, CO2, H2, NO2

D. CO, CO2, NH3, N2

Câu 33:

 Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là

A. 3.

B. 1

C. 4

D. 2.

Câu 34:

Cho các phát biểu sau:

(1) Cacbon monooxit là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, rất ít tan trong nước, rất bền với nhiệt.

(2) Khí CO rất độc. Khi thở phải khí CO, nó kết hợp với chất hêmôglôbin (hồng cầu) trong máu thành một hợp chất bền, làm cho hêmôglôbin mất tác dụng vận chuyển oxi từ phổi đến các tế bào.

(3) Cacbon monooxit là oxit trung tính và có tính khử mạnh.

(4) Khí than ướt chứa trung bình khoảng 44% CO, khí than khô chứa trung bình khoảng 30% CO.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 2

C. 1.  

D. 3

Câu 35:

Oxit cao nhất của cacbon có công thức là

A. CO

B. C2O3

C. CO2

D. C2O4.

Câu 36:

Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?

A. N2

B. CO

C. CH4

D. CO2

Câu 37:

Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là

A. H2

B. CO2

C. N2

D. O2

Câu 38:

Khí N2 có lẫn khí CO2, có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ CO2?

A. Nước brom

B. Nước vôi trong

C. Dung dịch thuốc tím

D. Nước clo.

Câu 39:

Để loại khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp CO, ta dùng phương pháp nào sau đây?

A. Cho qua dung dịch HCl

B. Cho qua dung dịch H2O. 

C. Cho qua dung dịch Ca(OH)2

D. Cho hỗn hợp qua Na2CO3

Câu 40:

Để loại bỏ khí SO2 có lẫn khí CO2, có thể dùng hóa chất nào sau đây?

A. Nước vôi trong

B. Đồng(II) oxit

C. Nước brom

D. Dung dịch natri hiđroxit