CÂU HỎI TỔNG HỢP KIẾN THỨC HỮU CƠ (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dung dịch nào sau đây không có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?

A.  Fomalin.                   

B.  Etylen glicol.            

C. Glixerol.          

D. Giấm ăn.

Câu 2:

Dãy gồm các dung dịch đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là

A. glucozơ, fructozơ và tinh bột.       

B. glucozơ, fructozơ và xenlulozơ.

C. glucozơ, fructozơ và saccarozơ.             

D. glucozơ, fomalin và tinh bột. 

Câu 3:

Dãy nào dưới đây gồm các chất có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tan trong trong nước?

A. Etylen glicol, axit axetic và Gly-Ala-Gly.

B. Ancol etylic, fructozơ và Gly-Ala-Lys-Val

C. Glixerol, glucozơ và Gly-Ala.  

D. Ancol etylic, axit fomic và Lys-Val.  

Câu 4:

Cho dãy các chất sau: axit axetic, anđehit fomic, ancol benzylic, cumen, etyl axetat, glucozơ, etylamin. Số chất trong dãy có thể tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thích hợp là 

A. 3.                     

B. 2.                     

C. 4.                     

D. 5.

Câu 5:

Cho dãy các hợp chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, glixerol, ancol etylic, axit axetic, propan-1,3-điol. Số hợp chất không có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:

A. 2.                     

B. 0.                     

C. 3.                     

D. 1.

Câu 6:

Cho các dung dịch sau : saccarozơ; propan-1,2-điol; etylen glicol; anbumin; axit axetic; glucozơ; anđehit axetic; Gly-Ala. Số dung dịch hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là :

A. 4.                     

B. 6.                     

C. 5.                     

D. 7.

Câu 7:

Cho dãy các dung dịch sau: glucozơ, saccarozơ, etanol, axit axetic, anđehit axetic, Ala-Gly, anbumin. Số dung dịch trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường là

A. 5.                     

B. 2.                     

C. 3.                     

D. 4.

Câu 8:

Cho các chất sau : C2H5OH; HOCH2CH2OH; HOCH2CH(OH)CH2OH; CH3COOH. Số chất vừa phản ứng với Na vừa phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là :

A. 2.                     

B. 3.                     

C. 4.                     

D. 1.

Câu 9:

Cho dung dịch các chất : CH3COOH; C3H5(OH)3; Ala-Gly-Ala; C12H22O11(saccarozơ); CH3CHO; HOCH2CH2CH2OH; C2H3COOH. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường là :

A. 6.                     

B. 4.                     

C. 5.                     

D. 3.

Câu 10:

Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là

A. 2.                     

B. 3.                     

C. 1.                     

D. 4.

Câu 11:

Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH?

A. C3H5(OH)3.                

B. CH3NHCH3.    

C. C2H5OH.                   

D. H2NCH2COOH.

Câu 12:

Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là

A. metyl axetat, glucozơ, etanol.                

B. metyl axetat, alanin, axit axetic.

C. etanol, fructozơ, metylamin.                  

D. glixerol, glyxin, anilin.

Câu 13:

Cho các chất sau đây: triolein, etyl axetat, saccarozơ, fructozơ, Ala-Gly-Ala, glucozơ, xenlulozơ, vinyl fomat, anbumin. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là

A. 8.                     

B. 7.                     

C. 6.                     

D. 5.

Câu 14:

Cho  dãy  các  dung  dịch:  axit  axetic, phenylamoni  clorua, natri  axetat, metylamin, glyxin, phenol (C6H5OH). Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 4.                     

B. 3.                     

C. 6.                     

D. 5.

Câu 15:

Cho các chất: axit glutamic, phenylamoni clorua, metyl metacrylat, phenol, glixerol, Gly-Ala-Val, anilin. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là

A. 7.                     

B. 4.                     

C. 6.                     

D. 5.

Câu 16:

Cho dãy các chất sau: H2NCH(CH3)COOH; C6H5OH (phenol); CH3COOC2H5; C2H5OH; CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch KOH đun nóng là :

A. 3.                     

B. 2.                     

C. 5.                     

D. 4.

Câu 17:

Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là : 

A. 4.                     

B. 3.                     

C. 6.                     

D. 5.

Câu 18:

Cho các chất: axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, vinyl axetat, phenol, glixerol, Gly-Gly. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là :

A. 5.                     

B. 4.                     

C. 6.                     

D. 3.

Câu 19:

Cho các chất sau: etyl axetat, lòng trắng trứng, etanol, axit acrylic, phenol, anilin, phenyl amoniclorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất trên, số chất tác dụng với dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp là

A. 7.                     

B. 5.                     

C. 6.                     

D. 4.

Câu 20:

Cho dãy các chất: m-CH3COOC6H4CH3; m-HCOOC6H4OH; ClH3NCH2COONH4; p-C6H4(OH)2; p-HOC6H4CH2OH; H2NCH2COOCH3; CH3NH3NO3. Số chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 2 mol NaOH là

A. 2.                     

B. 3.                     

C. 5.                    

D. 4.

Câu 21:

Trong các chất: triolein, saccarozơ, tinh bột, anbumin, glucozơ, glyxin, alanin, fructozơ. Số chất có thể tham gia phản ứng thủy phân là

A. 7.                     

B. 4.                     

C. 5.                     

D. 6.

Câu 22:

Cho các chất: etyl axetat, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua,  p-crezol, axit lactic, alanin. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch nước brom là: 

A. 7 và 4.                       

B. 6 và 3.                       

C. 5 và 4.             

D.  7 và 3.

Câu 23:

Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C2H5NH2, CH3NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng với HCl trong dung dịch là:

A. 3.                     

B. 1.                     

C. 2.                     

D. 4.

Câu 24:

Trong số các chất : C2H5OH; CH3NH2; CH3NH3Cl; CH3COONa; CH3CHO; CH2 = CH2; CH3COOH; CH3COONH4; C6H5ONa. Số chất tác dụng với dung dịch HCl loãng là :

A. 7.                     

B. 6.                     

C. 4.                     

D. 5.

Câu 25:

Cho dãy gồm các chất: metyl metacrylat; triolein; saccarozơ; xenlulozơ; glyxylalanin; tơ nilon-6,6. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit là :

A. 3.                     

B. 4.                     

C. 5.                     

D. 6.

Câu 26:

Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra?

A. Cho phenol vào dung dịch Br2.

B. Cho nhựa PVC vào dung dịch HCl.

C. Sục khí metylamin vào dung dịch CH3COOH.

D. Cho dung dịch axit fomic vào ung dịch Br2.

Câu 27:

Cách làm nào dưới đây không nên làm?

A. Giảm mùi tanh của cá (có metylamin, etylamin, trimetylamin,...) bằng giấm ăn.

B. Giảm vết sưng hoặc ngứa do ong đốt bằng cách bôi vôi.

C. Dùng than củi để giảm bớt mùi khê cho cơm khi cơm bị khê.

D. Ướp cá biển bằng phân đạm để cá tươi lâu.

Câu 28:

Nhận xét nào dưới đây là đúng?

A. Tripeptit hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch xanh lam.

B. Trong phân tử protein luôn có nguyên tử nitơ.

C. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

D. Este là những chất hữu cơ dễ tan trong nước.

Câu 29:

Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Phenol (C6H5OH) và anilin không làm đổi màu quỳ tím.  

B. Tinh bột và xenlulozơ thuộc nhóm polisaccarit.

 

C. Isoamyl axetat có mùi dứa.

D.  Tơ nilon-6,6 được cấu tạo bởi 4 nguyên tố hóa học.

Câu 30:

Phát biểu sai là

A. Stiren làm mất màu dung dịch brom.

B. Phenol tác dụng được với Na và dung dịch NaOH.

C. Đốt cháy hoàn toàn ancol etylic thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

D. Dung dịch glucozơ hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.