Cấu tạo của monosaccarit

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là

A. C2H4O2.

B. (C6H10O5)n.

C. C12H22O11.

D. C6H12O6.

Câu 2:

Glucozơ là một hợp chất:

A. đa chức

B. Monosaccarit

C. Đisaccarit

D. đơn chức

Câu 3:

Fuctozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fuctozơ là

A. C6H12O6.

B. C2H4O2.

C. C12H22O11.

D. (C6H10O5)n.

Câu 4:

Glucozơ và fructozơ là:

A. Đisaccarit.

B. Đồng đẳng.

C. Andehit và xeton

D. Đồng phân.

Câu 5:

Cấu tạo mạch hở của phân tử glucozơ khác cấu tạo mạch hở của phân tử fructozơ là:

A. phân tử glucozơ có nhóm xeton.

B. phân tử glucozơ có cấu tạo mạch nhánh.

C. phân tử glucozơ có 4 nhóm OH

D. phân tử glucozơ có một nhóm anđehit.

Câu 6:

Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ phân tử glucozơ có mạch gồm 6 nguyên tử cacbon không phân nhánh?

A. Khử hoàn toàn glucozơ thu được hexan.

B. Cho dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.

C. Tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic.

D. Thực hiện phản ứng tráng bạc.

Câu 7:

Những phản ứng hóa học nào chứng minh rằng glucozơ là hợp chất tạp chức ?

A. Phản ứng tráng gương và phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH)2.

B. Phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu

C. Phản ứng tạo phức với Cu(OH)2 và phản ứng lên men rượu

D. Phản ứng lên men rượu và phản ứng thủy phân

Câu 8:

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.

B. Glucozơ tác dụng được với nước brom.

C. Glucozơ gây ra vị ngọt sắc của mật ong.

D. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau

Câu 9:

Khi nói về glucozơ, điều nào sau đây không đúng ?

A. Glucozơ tồn tại chủ yếu ở 2 dạng mạch vòng (α, β) và không thể chuyển hoá lẫn nhau.

B. Glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử có cấu tạo của ancol đa chức và andehit đơn chức.

C. Glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng cho dung dịch màu xanh lam.

D. Glucozơ phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, to cho phản ứng tráng gương

Câu 10:

Phản ứng hoá học nào sau đây dùng để chứng minh trong cấu tạo glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl liền kề ?

A. Cho glucozơ tác dụng với Na thấy giải phóng H2.

B. Cho dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2/NaOH ở nhiệt độ thường.

C. Cho dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2/NaOH đun nóng.

D. Cho dung dịch glucozơ tác dụng với AgNO3/NH3

Câu 11:

Có thể chứng minh phân tử glucozơ có nhiều nhóm –OH đứng kề nhau bằng cách cho dung dịch glucozơ tác dụng với

A. Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường)

B. Br(dung dịch)

C. H2 (xúc tác Ni, to)

D. AgNO3 (trong dung dịch NH3, to).

Câu 12:

Để xác định trong phân tử glucozơ có 5 nhóm –OH người ta thường tiến hành:

A. Cho dung dịch glucozơ tác dụng với Na dư, từ lượng khí H2 sinh ra để xác định số nhóm –OH.

B. Tiến hành phản ứng este hóa glucozơ, xác định có 5 gốc axit trong một phân tử sản phẩm este hóa:

C. Cho dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

D. Tiến hành khử hoàn toàn glucozơ thành hexan.

Câu 13:

Có thể chứng minh phân tử glucozơ ở dạng mạch hở có nhóm –CHO bằng cách cho dung dịch glucozơ tác dụng với

A. Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường)

B. Br2 (dung dịch)

C. H2 (xúc tác Ni, to)

D. AgNO3 (trong dung dịch NH3, to)

Câu 14:

Để chứng minh glucozơ có nhóm chức anđehit, có thể dùng một trong ba phản ứng hóa học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức anđehit của glucozơ ?

A. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO3/NH3

B. Oxi hoá glucozơ bằng Cu(OH)2/NaOH đun nóng

C. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim

D. Khử glucozơ bằng H2/Ni, to.

Câu 15:

Dữ kiện nào sau đây không đúng ?

A. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam chứng tỏ phân tử glucozơ có 5 nhóm -OH ở vị trí kề nhau.

B. Khử hoàn toàn glucozơ cho n-hexan, chứng tỏ glucozơ có 6 nguyên tử cacbon tạo thành một mạch dài không phân nhánh.

C. Trong phân tử glucozơ có nhóm -OH có thể phản ứng với nhóm -CHO cho các dạng cấu tạo vòng.

D. Glucozơ có phản ứng tráng bạc, do phân tử glucozơ có nhóm -CHO.

Câu 16:

Cho các đặc điểm sau: (1) mạch cacbon không phân nhánh, (2) phân tử có 5 nhóm OH, (3) thuộc loại monosaccarit, (4) có một nhóm chức anđehit.

Số đặc điểm đúng với cả phân tử glucozơ và fructozơ ở dạng mạch hở là

A. 4.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 17:

Khi đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ thu được hỗn hợp khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ mol là 1:1. Chất này có thể lên men rượu. Chất đó là

A. axit axetic.

B. Glucozơ.

C. Saccarozơ

D. Fructozơ

Câu 18:

Chất X có các đặc điểm sau: Phân tử có nhiều nhóm -OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là

A. Saccarozo

B. Mantozo

C. Glucozo

D. Tinh bột