CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là
A. ns2np1.
B. ns1.
C. ns2.
D. ns2np2.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. ns2np1.
B. ns1.
C. ns2.
D. ns2np2.
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Al.
B. Li.
C. Mg.
D. Ca.
Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc nhóm kim loại kiềm thổ?
A. Natri.
B. Bari.
C. Nhôm.
D. Kali.
Cho dãy các kim loại Mg, Cr, K, Li. Kim loại mềm nhất trong dãy là
A. Cr.
B. Mg.
C. K.
D. Li.
Cho dãy các kim loại: Fe, K, Cs, Ca, Al, Na. Số kim loại kiềm trong dãy là:
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca, K, Rb. Số kim loại kiềm trong dãy là:
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 14.
B. 15.
C. 13.
D. 27.
Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Na (Z=11) là
A. [He]3s1.
B. [Ne]3s2.
C. [Ne]3s1.
D. [He]2s1.
Cho biết số hiệu nguyên tử của X là 13. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là
A. 1s22s22p63s23p6.
B. 1s22s22p63s23p2.
C. 1s22s22p63s23p1.
D. 1s22s22p63s23p3.
Cấu hình electron của nguyên tử một nguyên tố là: 1s22s22p63s23p64s2. Nguyên tố đó là:
A. Ca.
B. Ba.
C. Sr.
D. Mg.
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 12.
B. 13.
C. 11.
D. 14.
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s1. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 11.
B. 12.
C. 13.
D. 14.
Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hạt mang điện trong hạt nhân của X là
A. 15.
B. 26.
C. 13.
D. 14.
Nguyên tố hóa học thuộc khối nguyên tố p là
A. Fe (Z= 26).
B. Na (Z=11).
C. Ca (Z= 20).
D. Cl (Z=17).
Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p63s1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. Chu kỳ 4, nhóm IA là nguyên tố kim loại.
B. Chu kỳ 3, nhóm IA là nguyên tố kim loại.
C. Chu kỳ 3, nhóm IA là nguyên tố phi kim.
D. Chu kỳ 4, nhóm VIIA là nguyên tố phi kim.
Vị trí của nguyên tố 13Al trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 3, nhóm IA.
B. Chu kì 2, nhóm IIIA.
C. Chu kì 3, nhóm IIA.
D. Chu kì 3, nhóm IIIA.
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố Fe (Z = 26) thuộc nhóm
A. IIA.
B. VIB.
C. VIIIB.
D. IA.
Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:
(X): 1s22s22p6 (Y): 1s22s22p63s2
(Z): 1s22s22p3 (T): 1s22s22p63s23p3
Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. X là khí hiếm, Z là kim loại.
B. Chỉ có T là phi kim.
C. Z và T là phi kim.
D. Y và Z đều là kim loại.
Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau: X (Z = 1); Y (Z = 7); E (Z = 12); T (Z = 19). Dãy gồm các nguyên tố kim loại là:
A. X, Y, E.
B. X, Y, E, T.
C. E, T.
D. Y, T.
Cho số hiệu nguyên tử của: Al (Z = 13); Be (Z = 4); Ca (Z = 20); Cr (Z = 24); Fe (Z = 26); Cu (Z = 29). Số nguyên tố kim loại nhóm B (kim loại chuyển tiếp) trong dãy trên là
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Cấu hình nguyên tử của nguyên tố M là: 1s22s22p63s23p1. Số hạt mang điện trong hạt nhân của M3+ là
A. 16.
B. 13.
C. 10.
D. 23.
Ion Xn+ có cấu hình electron là 1s22s22p6, X là nguyên tố thuộc nhóm A. Số nguyên tố hóa học thỏa mãn với điều kiện trên là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Biết Fe có Z = 26. Cấu hình electron nào là của ion Fe2+?
A. 1s22s22p63s23p63d5.
B. 1s22s22p63s23p63d6.
C. 1s22s22p63s23p63d44s2.
D. 1s22s22p63s23p63d64s2.
Ion R3+ có cấu hình electron là [Ar]3d5. R là nguyên tố
A. Fe.
B. Cr.
C. Al.
D. Cu.
Cấu hình electron của ion X2+ là 1s²2s²2p63s²3p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc
A. chu kì 4, nhóm VIIIA.
B. chu kì 3, nhóm VIB.
C. chu kì 4, nhóm IIA.
D. chu kì 4, nhóm VIIIB.
Mức năng lượng cao nhất trong cấu hình electron của ion kim loại R3+ là 3d3. Vị trí của nguyên tố R trong bảng hệ thống tuần hoàn là
A. Chu kì 4, nhóm VIB.
B. Chu kì 4, nhóm VIIIB.
C. Chu kì 4, nhóm IVB.
D. Chu kì 4, nhóm VB.
Phát biểu nào sau đây sai ? Trong nhóm kim loại kiềm, theo chiều từ Li đến Cs:
A. Độ âm điện tăng dần.
B. Tính kim loại tăng dần.
C. Bán kính nguyên tử tăng dần.
D. Khả năng khử nước tăng dần.
Crom có số hiệu nguyên tử Z=24. Cấu hình electron nào sau đây không đúng?
A. Cr [Ar]3d54s1.
B. Cr : [Ar]3d44s2.
C. Cr2+ : [Ar]3d4.
D. Cr3+ : [Ar]3d3.
Nguyên tố X và Y thuộc nhóm A; nguyên tử nguyên tố X có 7 electron trên các phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y có 17 electron trên các phân lớp p. Công thức hợp chất tạo bởi X và Y; liên kết hóa học trong hợp chất đó là
A. XY; liên kết ion.
B. Y2X; liên kết ion.
C. X5Y; liên kết cộng hoá trị.
D. X7Y; liên kết cộng hoá trị.
Nguyên tử nguyên tố X có electron cuối cùng thuộc phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y có electron cuối cùng thuộc phân lớp p. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử của X và Y là 20. Số cặp X, Y thỏa mãn là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.