Dạng câu hỏi mệnh đề - phát biểu

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nhận định nào sau đây đúng?

A. Các amin đều phản ứng với dung dịch HCl

B. Các amin đều tan tốt trong nước

C. Số nguyên tử H của amin đơn chức là số chẵn

D. Các amin đều làm quỳ tím hóa xanh.

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan trong nước.

B. Các amin đều không độc, được sử dụng để chế biến thực phẩm

C. Tất cả các amin đều làm quỳ tím chuyển xanh.

D. Để rửa sạch ống nghiệm chứa anilin dùng dung dịch HCl

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về amin?

A. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước

B. Để nhận biết anilin người ta dùng dung dịch brom

C. Isopropylamin là amin bậc hai

D. Anilin làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh

Câu 4:

Cho các phát biểu sau:

(a) Tất cả amin no, mạch hở, bậc một đều có lực bazơ mạnh hơn amoniac.

(b) Tất cả amin chứa vòng benzen đều tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng.

(c) Tất cả các amin bậc một đều tác dụng với axit clohiđric.

(d) Tất cả các amin bậc một đều làm đổi màu quì tím ẩm.

Số phát biểu đúng là

A. 1

B. 2.

C. 3

D. 4.

Câu 5:

Cho các phát biểu sau:

(a) Anilin và metylamin đều làm đổi màu quỳ tím ẩm.

(b) Phenylamoni clorua là muối dễ tan trong nước.

(c) Benzylamin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.

(d) Dung dịch etylamin trong nước có môi trường bazơ.

Số phát biểu đúng là

A. 1. 

B. 2. 

C. 3.

D. 4.

Câu 6:

Cho các phát biểu sau:

(a) Anilin là chất rắn, tan nhiều trong nước.

(b) Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa vàng.

(c) Dung dịch anilin không làm đổi màu quì tím.

(d) Anilin dễ bị oxi hóa khi để ngoài không khí.

Số phát biểu đúng là 

A. 2

B. 3. 

C. 4

D. 1. 

Câu 7:

Cho các phát biểu sau:

(a) Metylamin, đimetylamin, etylamin là những chất khí ở điều kiện thường.

(b) Anilin ít tan trong nước, tan trong benzen.

(c) Dung dịch các amin đều đổi màu quỳ tím sang xanh.

(d) Phenylamoni clorua là chất tan tốt trong nước.

Số phát biểu đúng là

A.

B.

C.

D.

Câu 8:

Cho các phát biểu sau:

(a) Propan-1-amin và propan-2-amin đều là amin bậc một.

(b) Nicotin trong thuốc lá là một amin rất độc.

(c) Nhiệt độ sôi của metylamin cao hơn của etylamin.

(d) Anilin là chất lỏng ở điều kiện thường.

Số nhận phát biểu đúng là 

A. 2. 

B. 3. 

C. 4. 

D. 1

Câu 9:

Cho các phát biểu sau:

(1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.

(2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối lượng phân tử.

(3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.

(4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.

Những phát biểu đúng là:

A. (1), (2), (4). 

B. (2), (3), (4). 

C. (1), (2), (3). 

D. (1), (2). 

Câu 10:

Trong số các phát biểu sau về anilin :

(1) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH.

(2) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím.

(3) Anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, polime.

(4) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen.

Các phát biểu đúng là

A. (2), (3), (4).

B. (1), (2), (3). 

C. (1), (2), (4). 

D. (1), (3), (4). 

Câu 11:

Hãy chọn các phát biệu đúng về amin.

1) Amin là một hợp chất được tạo thành do nhóm NH2 liên kết với gốc hiđrocacbon R- .

2) Amin là hợp chất hữu cơ được tạo thành do thay thế một hoặc nhiều nguyên tử hidro của phân tử aminiac (NH3) bằng một hoặc nhiều gốc hiđrocacbon .

3) Tất cà các amin tan tốt trong nước do tạo thành liên kết hidro với nước .

4) Tuỳ theo số nguyên tử H trong phân tử NH3 được thay thế bởi gốc hiđrocacbon ta có amin bậc 1, bậc 2, bậc 3.

5) Tất cả cácc amin đề tác dụng được với nước để tạo thành muối 

A. 1, 2, 5 

B.  1, 2, 3, 4, 

C.  2, 4, 

D.  1, 3, 4,

Câu 12:

Cho các phát biểu sau:

  (a) Đun nóng ancol metylic với axit H2SO4 đặc ở 1700C không thu được anken.

  (b) Vinyl axetat không điều chế được trực tiếp từ axit và ancol tương ứng.

  (c) Dung dịch anilin không làm quỳ tím hóa xanh.

  (d) Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật.

  (e) Phenol tác dụng với dung dịch brom tạo kết tủa trắng.

  (g) Tất cả các ancol no đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

Số phát biểu đúng là

A. 6

B. 3. 

C. 4. 

D. 5. 

Câu 13:

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Các amin đều có thể kết hợp với proton

B. Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin

C. Công thức tổng quát của amin no, mạch hở là CnH2n + 2 + tNt. 

D. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3

Câu 14:

Điều khẳng định nào sau đây không đúng ? 

A. Phân tử khối của amin đơn chức luôn là số lẻ

B. Trong phân tử amin đơn chức, số nguyên tử H là số lẻ

C. Các amin đều có tính bazơ

D. Các amin đều có khả năng làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng

Câu 15:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Anilin tham gia phản ứng thế với brom khó hơn benzen. 

B. Metylamin làm hồng dung dịch phenolphtalein

C. Amin thơm là chất lỏng hoặc rắn và dễ bị oxi hóa.

D. Nhiệt độ sôi của amin tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối

Câu 16:

Nhận xét nào sau đây không đúng? 

A. Phenol là axit còn anilin là bazơ.

B. Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ; dung dịch anilin làm quỳ tím hóa xanh

C. Phenol và anilin đều dễ tham gia phản ứng thế và đều tạo kết tủa với dung dịch brom

D. Phenol và anilin đều khó tham gia phản ứng cộng và đều tạo hợp chất no khi cộng với hiđro

Câu 17:

Amin E có các tính chất: (a) là chất lỏng ở điều kiện thường, (b) dễ bị oxi hóa khi để ngoài không khí, (c) không làm đổi màu quì tím ẩm, (d) tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin nào sau đây thỏa mãn tính chất của E?

A. propylamin.

B. butyamin

C. phenylamin

D. benzylamin

Câu 18:

Trong các phát biểu sau :

C2H5OH C6H5OH đều phản ứng dễ dàng với CH3COOH (1)

C2H5OH có tính chất axít yếu hơn C6H5OH (2)

C2H5ONaC6H5ONa phản ứng hoàn toàn với nước cho ra C2H5OHC6H5OH (3)

Lực bazơ của C6H5NH2 yếu hơn C6H5CH2NH2 (4)

Phát biểu sai

A.  1,2 

B.  1,3

C. 2,4 

D. 3,4