DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Cho dãy các kim loại : Ag, Cu, Al, Mg. Kim loại trong dãy có tính khử yếu nhất là
A. Cu
B. Mg
C. Al
D. Ag
Dãy các kim loại được xếp theo chiều giảm dần tính khử là
A. Cu, K, Fe
B. K, Cu, Fe
C. Fe, Cu, K
D. K, Fe, Cu
Dãy kim loại nào sau đây được xếp theo chiều tính khử tăng dần
A. Al, Mg, K, Ca
B. Ca, K, Mg, Al
C. K, Ca, Mg, Al
D. Al, Mg, Ca, K
Trong các kim loại sau, kim loại dễ bị oxi hóa nhất là
A. Ca
B. Fe
C. K
D. Ag
Cation kim loại nào sau đây không bị Al khử thành kim loại
A. Cu2+.
B. Ag+.
C. Fe2+.
D. Mg2+.
Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất
A. Ba2+
B. Fe3+.
C. Cu2+.
D. Pb2+.
Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất
A. Fe3+.
B. Cu2+.
C. Fe2+.
D. Al3+.
Trong các ion sau đây, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Cu2+.
B. Fe3+.
C. Ca2+.
D. Ag+.
Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất
A. Ca2+.
B. Ag+.
C. Cu2+
D. Zn2+.
Dãy cation kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa từ trái sang phải là
A. Cu2+, Fe2+, Mg2+
B. Mg2+, Fe2+ , Cu2+.
C. Mg2+, Cu2+, Fe2+.
D. Cu2+, Mg2+, Fe2+.
Cho các ion riêng biệt trong dung dịch là Ni2+, Zn2+, Ag+, Sn2+, Fe3+, Pb2+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất và ion có tính oxi hóa yếu nhất lần lượt là
A. Fe3+ và Zn2+.
B. Ag+ và Zn2+.
C. Ni2+ và Sn2+
D. Pb2+ và Ni2+.
Dãy ion được sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là
A. Ag+, Fe3+, Cu2+, H+, Fe2+, Zn2+
B. Zn2+, Fe2+, H+, Cu2+, Fe3+, Ag+
C. Ag+, Fe3+, H+, Cu2+, Fe2+, Zn2+.
D. Fe3+, Ag+, Fe2+, H+, Cu2+, Zn2+.
Cho dãy các kim loại sau: Ag, Cu, Fe, Al. Các kim loại trên theo được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính chất
A. dẫn nhiệt
B. dẫn điện.
C. tính dẻo
D. tính khử
Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu. Trong phản ứng này xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
B. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu
D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Phản ứng nào sau đây chứng tỏ Fe2+ có tính khử yếu hơn so với Cu
A. Fe +Cu2+ Fe2+ + Cu
B. 2Fe3+ + Cu 2Fe2+ + Cu2+.
C. Fe2+ + Cu Cu2+ + Fe
D. Cu2+ + 2Fe2+ 2Fe3+ + Cu.
Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch
A. Ag.
B. Mg
C. Cu
D. Fe.
Kim loại Fe có thể khử được ion nào sau đây
A. Mg2+.
B. Zn2+.
C. Cu2+.
D. Al3+.
Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là
A. Zn2+, Cu2+, Ag+.
B. Cr2+, Cu2+, Ag+.
C. Cr2+, Au3+, Fe3+.
D. Fe3+, Cu2+, Ag+.
Dung dịch muối không phản ứng với Fe là
A. CuSO4
B. AgNO3
C. FeCl3
D. MgCl2
Kim loại Fe không tan trong dung dịch nào sau đây
A. Fe(NO3)3.
B. CuCl2.
C. Zn(NO3)2
D. AgNO3.
Phát biểu không đúng là
A. Fe2+ oxi hoá được Cu.
B. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+
C. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch
D. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.
Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Cặp chất không phản ứng với nhau là
A. Cu và dung dịch AgNO3.
B. Fe và dung dịch FeCl3.
C. dung dịch Fe(NO3)3 và dung dịch AgNO3
D. Fe và dung dịch CuCl2.
Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag.
Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là:
A. Mg, Fe, Cu.
B. Mg, Fe2+, Ag
C. Mg, Cu, Cu2+.
D. Fe, Cu, Ag+.
Cho hỗn hợp các kim loại Fe, Mg, Zn vào cốc đựng dung dịch CuSO4 dư, thứ tự các kim loại tác dụng với muối là
A. Fe, Zn, Mg
B. Mg, Zn, Fe
C. Mg, Fe, Zn
D. Zn, Mg, Fe
Cho hỗn hợp Fe, Mg vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 thì thu được dung dịch A và 1 kim loại. Kim loại thu được sau phản ứng là
A. Cu
B. Ag
C. Fe
D. Mg
Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các
A. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.
B. Fe(NO3)2, AgNO3
C. Fe(NO3)3, AgNO3
D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch
A. CuSO4
B. AlCl3
C. HCl
D. FeCl3.
Dùng lượng dư dung dịch chứa chất nào sau đây khi tác dụng với Fe thì thu được muối sắt(III)?
A. AgNO3
B. CuSO4
C. FeCl3
D. HCl
Cho dãy các kim loại: Cu, Zn, Ni, Ba, Mg, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là
A. 5
B. 3
C. 4.
D. 6
Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (chứa 2 muối) và chất rắn Y (chứa 2 kim loại). Hai muối trong X là
A. AgNO3 và Fe(NO3)2
B. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)3.
C. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2
D. Mg(NO3)2và AgNO3
Trong các kim loại: Mg; Al; Ba; K; Ca và Fe có bao nhiêu kim loại mà khi cho vào dung dịch CuSO4 tạo được kim loại Cu
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Dãy kim loại nào sau đây khi cho mỗi kim loại vào dung dịch FeCl3 dư đến phản ứng xảy ra hoàn toàn không thu được chất rắn
A. Cu; Fe; Zn; Al
B. Na; Ca; Al; Mg
C. Ag; Al; K; Ca
D. Ba; K; Na; Ag.
Tách riêng Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Ni, Fe ở dạng bột mà vẫn giữ nguyên khối lượng của Ag ban đầu, dung dịch cần dùng là
A. Dung dịch HNO3 đặc nguội
B. Dung dịch AgNO3 dư.
C. Dung dịch FeCl3
D. Dung dịch H2SO4 loãng.
Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y không tác dụng với chất nào sau đây
A. Cl2
B. Cu
C. AgNO3
D. NaOH
Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là
A. FeCl3
B. FeCl2
C. CuCl2, FeCl2
D. FeCl2, FeCl3
Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là
A. MgSO4 và FeSO
B. MgSO4 và Fe2(SO4)3
C. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4
D. MgSO4.
Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. HNO3
B. Cu(NO3)2
C. Fe(NO3)2
D. Fe(NO3)3
Cho bột Fe vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl đến khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch X, hỗn hợp khí NO, H2 và chất rắn không tan. Các muối trong dung dịch X là
A. FeCl3, NaCl
B. Fe(NO3)3, FeCl3, NaNO3, NaCl
C. FeCl2, Fe(NO3)2, NaCl, NaNO3.
D. FeCl2, NaCl
Từ 2 phản ứng :
Cu + 2Fe3+ Cu2+ +2Fe2+
Cu2+ + Fe Cu + Fe2+
Có thể rút ra kết luận
A. Tính oxi hóa : Fe3+ > Cu2+ > Fe2+.
B. Tính khử : Fe > Fe2+ > Cu.
C. Tính oxi hóa : Fe3+ > Fe2+ > Cu2+.
D. Tính khử : Cu > Fe > Fe2+.
Cho các phương trình ion rút gọn sau :
a) Cu2+ + Fe Fe2+ + Cu
b) Cu + 2Fe3+ 2Fe2+ + Cu2+
c) Fe2+ + Mg Mg2+ + Fe
Nhận xét đúng là
A. Tính khử của : Mg > Fe > Fe2+ > Cu
B. Tính khử của : Mg > Fe2+ > Cu > Fe
C. Tính oxi hóa của : Cu2+ > Fe3+ > Fe2+ > Mg2+.
D. Tính oxi hóa của: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Mg2+.
Muối Fe2+ làm mất màu dung dịch KMnO4 trong môi trường axit tạo ra ion Fe3+, còn Fe3+ tác dụng với I- tạo ra I2 và Fe2+. Sắp xếp các chất và ion Fe3+, I2 và MnO4- theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa
A. I2< MnO4- < Fe3+.
B. MnO4- < Fe3+ < I2
C. Fe3+ < I2 < MnO4-
D. I2 < Fe3+ < MnO4-.
Cho các phản ứng sau :
2FeCl3 + 2KI 2FeCl2 + 2KCl + I2
2FeCl2 + Cl2 2FeCl3
Cl2 + 2KI 2KCl + I2
Tính oxi hóa tăng dần của các cặp oxi hóa - khử là thứ tự nào sau đây
A. I2/2I- < Cl2/2Cl- < Fe3+/Fe2+.
B. Fe3+/Fe2+ < Cl2/2Cl- < I2/2I-.
C. I2/2I- < Fe3+/Fe2+ < Cl2 /2Cl-.
D. Cl2/2Cl- < Fe3+/Fe2+ < I2/2I-.
Khi cho kim loại M tác dụng với dung dịch chứa Fe3+ chỉ xảy ra phản ứng: M + nFe3+ Mn+ + nFe2+
Vậy Mn+/M thuộc khoảng nào trong dãy điện hóa của kim loại
A. Từ Fe2+/Fe đến Fe3+/Fe2+.
B. Từ Mg2+/Mg đến Fe3+/Fe2+.
C. Từ Mg2+/Mg đến Fe2+/Fe
D. Từ Fe3+/Fe2+ trở về sau.