Đề cương ôn tập Địa lí 11 Học kì 2 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
Sinx.edu.vn biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Địa lí 11 Học kì 2 sách Chân trời sáng tạo giúp bạn đạt kết quả cao trong bài thi Địa lí 11 Học kì 2.
Đề cương ôn tập Địa lí 11 Học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2024)
NỘI DUNG CHÍNH
BÀI 1: NHẬT BẢN
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
- Đất nước quần đảo, nằm ở Đông Á.
- Phía Tây giáp biển Nhật Bản. Phía Đông giáp Thái Bình Dương.
- Kéo dài từ Bắc xuống Nam theo hướng vòng cung với 4 đảo lớn: Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư, Kiuxiu & hàng nghìn đảo nhỏ.
2. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình: chủ yếu là đồi núi ở trung tâm, đồng bằng nhỏ hẹp ven biển → khó khai thác lãnh thổ, diện tích đất nông nghiệp ít.
- Khí hậu: gió mùa, mưa nhiều, thay đổi từ Bắc đến Nam (ôn đới và cận nhiệt đới).
→ Thuận lợi đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, tuy nhiên mùa hạ có mưa to và bão.
- Sông ngòi: ngắn, dốc → phát triển thuỷ điện, giao thông đi lại khó khăn.
- Bờ biển: khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh → xây dựng cảng biển.
- Khoáng sản: nghèo → thiếu nguyên liệu sản xuất, phải nhập khẩu khoáng sản
II. Dân cư:
1. Dân số:
- Dân số đông: 127,7 triệu người (2005).
- Tốc độ gia tăng dân số hàng năm giảm, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên 0,1% (2005).
- Cơ cấu dân số có xu hướng già đi.
- Dân cư chủ yếu tập trung ở ven biển.
- Đặc điểm: cần cù, làm việc tích cực, ý thức tự giác & tinh thần trách nhiệm cao.
2. Tác động:
- Lao dộng có trình độ cao, đức tính trở thành động lực phát triển kinh tế.
- Thiếu lao động, chi phí phúc lợi xã hội lớn.
III. Tình hình phát triển kinh tế
1. Giai đoạn 1950 - 1973:
a. Tình hình:
- Nền kinh tế khôi phục nhanh chóng & phát triển đạt bước nhảy vọt 'thần kỳ'.
- Tốc độ tăng trưởng GDP cao.
b. Nguyên nhân:
- Chú trọng, HĐH, tăng vốn, áp dụng với kĩ thuật mới.
- Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt.
- Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng.
2. Giai đoạn từ năm 1973 - nay
- Từ năm 1973 - 1980: tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm do khủng hoảng năng lượng.
- Từ năm 1986 - 1990: khôi phục, tăng 5,3% do điều chỉnh chiến lược kinh tế.
- Từ năm 1991 - 2001: nền kinh tế tăng trưởng nhưng không ổn định.
- Hiện nay: đứng thứ 2 trên TG về kinh tế, KH - KT và tài chính.
CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ.
I. Các ngành kinh tế:
1. Công nghiệp:
a. Đặc điểm:
- Đứng thứ 2 trên thế giới sau Hoa Kì.
- Chiếm vị trí cao trên TG và sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử.
b. Các ngành công nghiệp chính:
- Công nghiệp chế tạo.
- Sản xuất điện tử.
- Xây dựng và công trình công cộng.
- Dệt.
c. Phân bố:
Tập trung cao nhất trên đảo Hônsu. Các trung tâm công nghiệp tập trung yếu ở ven biển, đặc biệt là phía Đông Nam.
2. Dịch vụ:
- Chiếm 68 % giá trị GDP (2004)
- Thương mại, tài chính:
- Cường quốc thương mại, tài chính.
- Đứng thứ 4 trên TG về thương mại.
- Bạn hàng khắp nơi trên TG, quan trọng nhất: Hoa Kì, TQ, EU, Đông Nam Á.
- Đứng đầu về FDI và ODA.
- GTVT biển:
- Có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 trên TG.
- Các hải cảng lớn: Côbê, Icôhama, Tôkiô, Ôxaka...
3. Nông nghiệp:
a. Đặc điểm:
- Giữ vai trò thứ yếu (1% GDP)
- Đất nông nghiệp ít.
- Phát triển theo hướng thâm canh.
- Đánh bắt nuôi trông thuỷ sản được chú trọng.
b. Phân loại:
- Trồng trọt: lúa gạo, chè, thuốc lá...
- Chăn nuôi: bò, lợn, gà...
- Đánh bắt hải sản: cá thu, cá ngừ, tôm, cua.
- Nuôi trông hải sản: tôm, ốc, ngọc trai...
II. Bốn vùng kinh tế gắn với 4 đảo lớn:
- Hônsu.
- Kiuxiu.
- Xicôcư.
- Hôcaiđô.
* Đặc điểm nổi bật: (sgk)
Bài 2: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA. TỰ NHIÊN - DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI.
I. Vị trí địa lí và lãnh thổ:
- Diện tích: 9,5 triệu km2, lớn thứ 4 TG
- Toạ độ địa lí:
200 B – 530 B
730 Đ – 1350 Đ
- Tiếp giáp:
- Phía Nam, phía Tây, phía Bắc giáp với 14 quốc gia.
- Phía Đông: giáp Thái Bình Dương.
→ Ý nghĩa:
- TL:
- Thiên nhiên đa dạng → phát triển kinh tế đa ngành.
- Mở rộng mối quan hệ giao lưu với các nước trên TG về kinh tế, văn hóa...
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- KK: Xây dựng giao thông, an ninh quốc phòng, thiên tai...
II) ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
Yếu tố |
Miền Tây |
Miền Đông |
Địa hình |
Nhiều núi cao (Hymalaya, Thiên Sơn...), các cao nguyên & bồn địa |
Vùng núi thấp & các đồng bằng màu mở: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam |
Đất đai |
Đất núi cao, đất đen. |
Phù sa, đất hoàng thổ |
Khí hậu |
Ôn đới lục địa khắc nghiệt, mưa ít |
Phía Bắc: ôn đới gió mùa Phía Nam: cận nhiệt gió mùa |
Sông ngòi |
Nơi bắt nguồn của các hệ thống sông lớn |
Nhiều sông lớn: Trường Giang, Hoàng Hà... |
TNTN |
Rừng, đồng cỏ, khoáng sản: Than, sắt, dầu mỏ, thiếc, đồng... |
Khí đốt, dầu mỏ, than, sắt... |
Đánh giá |
TL: phát triển các ngành CN (khai khoáng, CN luyện kim), phát triển chăn nuôi gia súc, trồng rừng, thuỷ điện... |
TL: trồng cây LT-TP, phát triển công nghiệp, GTVT, thủy điện... KK: lũ lụt, bão.. |
III) Dân cư & xã hội:
1. Dân cư:
a) Dân số:
- Đông dân nhất thế giới, chiếm 1/5 dân số thế giới.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên nhanh,gần đây giảm (0,6%-năm 2005) do chính sách gia đình chỉ có 1 con.
- Tác động:
- TL: lao động dồi dào, thị trường rộng lớn.
- KK: tệ nạn XH, ô nhiễm môi trường vấn đề việc làm...
- Trung Quốc có trên 50 dân tộc khác nhau → đa dạng về văn hoá.
b) Phân bố dân cư:
- Không đồng đều:
- Nông thôn: 63%, thành thị: 37% (đang có xu hướng tăng).
- Miền Đông: đông đúc (nhất là đồng bằng châu thổ, các thành phố lớn); thưa thớt ở miền Tây.
→ Miền Đông: thiếu việc làm, thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường.
Miền Tây: thiếu lao động.
- Giải pháp: hỗ trợ vốn phát triển kinh tế miền Tây.
2. Xã hội:
- Đầu tư phát triển giáo dục, tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên gần 90% (2005).
- Có nền văn minh lâu đời:
- Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: vạn lí trường thành...
- Nhiều phát minh: la bàn, chữ viết... → Phát triển KT - XH, đặc biệt là du lịch.
KINH TẾ
Các ngành kinh tế:
1. Công nghiệp:
a. Chiến lược phát triển:
- Thay đổi cơ chế quản lí, thiết lập cơ chế thị trường.
- Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng các khu chế xuất, cá đặc khu kinh tế.
- HIện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng thành tựu KH-KT.
- Tận dụng nguồn lao động & nguyên vật liệu ở nông thôn.
b) Kết quả:
- Cơ cấu CN đa dạng:
+ CN truyền thống (CN khai thác, CN luyện kim, CNSX hàng tiêu dùng...)
+ CN hiện đại: chế tạo máy, điện tử, sx ôtô, xây dựng.
- Phát triển các ngành CN kĩ thuật cao: điện tử, cơ khí chính xác, sx máy móc tự động.
- Sản lượng nhiều ngành CN đứng hàng đầu TG: than, thép, xi măng, phân đạm.
- Phát triển các ngành CN ở nông thôn: gốm, dệt, may... → giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu người dân.
c) Phân bố:
- Các trung tâm CN lớn tập trung chủ yéu ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải.
- Các trung tâm CN lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh...) & hiện nay đang có xu hướng mở rộng sang miền Tây.
2. Nông nghiệp:
a) Chiến lược phát triển: (sgk)
+ Trong đó: giao quyền sử dụng đất cho nông dân là quan trọng nhất.
b. Kết quả:
- SX nhiều nông phẩm với năng suất cao.
- Một số loại có sản lượng đứng hàng đầu TG: lương thực, bông, thịt lợn.
- Bên cạnh đó tồn tại những hạn chế.
+ Ngành trổng trọt chiếm ưu thế hơn so với ngành chăn nuôi.
+ Bình quân lương thực theo đầu người thấp.
c) Phân bố:
- Miền Đông: đồng bằng châu thổ các con sông lớn là vùng NN trù phú của TQ.
+ Các đồng bằng Đ.Bắc, H.Bắc trồng nhiều lúa mì, ngô, củ cải đường.
+ Các đồng bằng H.Trung, H.Nam trồng nhiều lúa gạo, chè, mía, bông.
- Phía Tây: phát triển chăn nuôi (cừu, ngưa...)
BÀI 3: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TỰ NHIÊN, DÂN CƯ & XÃ HỘI
I. Tự nhiên:
1. Vị trí đia lí & lãnh thổ
- Nằm ở Đông Nam lục địa Á-Âu.
- Nằm giữa 2 đại dương lớn (ÂDD & TBD ) & là cầu nối giữa 2 lục địa (Lục địa Á – Âu & lục địa Ôxtrâylia)
- Lãnh thổ gồm 2 bộ phận: bộ phận lục địa (bán đảo); bộ phận đảo & quần đảo, xen kẽ giữa các biển & vịnh biển rất phức tạp.
- Tiếp giáp với 2 nền văn minh lớn TQuốc & ÂĐộ.
→ Ý nghĩa:
- Mở rộng quan hệ giao lưu buôn bán với các quốc gia & khu vực trên TG.
+ Phát triển tổng hợp các nền ktế biển.
+ Thiên nhiên đa dạng.
- KK: thiên tai (động đất, núi lửa)
2. Đặc điểm tự nhiên:
- ĐNÁ gồm 2 bộ phận:
+ ĐNÁ lục địa (bán đảo)
+ ĐNÁ biển đảo
Yếu tố |
Đông Nam Á lục địa |
Đông Nam Á biển đảo |
Địa hình & sông ngòi |
Hướng ĐH chủ yếu TB - ĐN hoặc B-N, nhiều núi lan ra sát biển, giữa núi là các thung lũng rộng, ven biển có đồng bằng phù sa màu mở |
Nhiều đồi núi & núi lửa, ít đồng bằng, ít sông lớn |
Khí hậu |
Nhiệt đới ẩm gió mùa |
Xích đạo & nhiệt đới gió mùa |
Khoáng sản |
Than đá, dầu mỏ, thiếc, sắt… |
Than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng… |
3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên:
a. Thuận lợi:
- Khí hậu nóng ẩm + đất phù sa màu mở → phát triển NN nhiệt đới → cung cấp nguyên liệu cho các ngành CN chế biến LT-TP, CN nhẹ… đáp ứng nhu cầu người dân.
- Tiếp giáp với biển → phát triển các ngành kinh tế biển.
- Khoáng sản phong phú → cung cấp nguyên nhiên liệu phát triển các ngành CN.
- Giàu tài nguyên rừng & sinh vật → cung cấp nguyên liệu cho các ngành CN, phát triển du lịch sinh thái, nguồn gen quý hiếm cho nghiên cứu khoa học.
b. Khó khăn:
- Thiên tai: lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa.
- KH t0 đới ẩm, gió mùa → gây sâu bệnh cho cây trồng, bảo quản các trang thiết bị máy móc trong CN&NN.
- TN rừng & khoáng sản hạn chế về tiềm năng khai thác & đang có nguy cơ bị thu hẹp dần do khai thác không hợp lí.