Đề cương ôn tập Sinh học 11 Học kì 1 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)

Sinx.edu.vn biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Sinh học 11 Học kì 1 sách Chân trời sáng tạo giúp bạn đạt kết quả cao trong bài thi Sinh học 11 Học kì 1.

1 209 lượt xem


Đề cương ôn tập Sinh học 11 Học kì 1 (Chân trời sáng tạo 2024)

I. Hô hấp ở động vật (Bài 9)

1. Trình bày các hình thức hô hấp ở động vật. Tại sao cơ thể động vật bắt buộc phải lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường?

2. Tại sao nuôi tôm, cá với mật độ cao người ta thường dùng máy sục khí vào nước nuôi?

3. Vận dụng những hiểu biết về hô hấp, hãy để xuất một số biện pháp giúp hệ hô hấp khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.

4. Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp và sức khoẻ con người?

5. Tham khảo Bảng 9.1 và cho biết ý nghĩa của việc: Xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng (cơ quan, trường học, bệnh viện,..) và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá,

II. Tuần hoàn ở động vật (Bài 10)

1. Phân biệt hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín.

2. Trình bày cấu tạo tim và hệ mạch. Nêu đặc điểm hoạt động của tim và hệ mạch

3. Người luyện tập thể dục, thể thao đều đặn vài tháng có nhịp tim lúc nghỉ ngơi giảm đi so với trước đấy, điều này được giải thích như thế nào?

4. Vận dụng những hiểu biết về hệ tuần hoàn, hãy để xuất một số biện pháp giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, họạt động hiệu quả.

5. Dựa vào tác động của rượu đối với hoạt động thần kinh, hãy phân tích tầm quan trọng của quy định xử phạt người có sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông

III. Miễn dịch ở người và động vật (Bài 12)

1. Miễn dịch không đặc hiệu bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh như thế nào?

2. Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.

3. Tế bào B, tế bào T và kháng thể nhận diện kháng nguyên tương ứng như thế nào?

4. Tại sao hiệu quả bảo vệ cơ thể của đáp ứng miễn dịch thứ phát cao hơn nhiều so với đáp ứng miễn dịch nguyên phát?

5. Tại sao trước khi tiêm một số loại kháng sinh người ta phải thử phản ứng dị ứng của cơ thể với kháng sinh bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ kháng sinh dưới da căng tay và theo dõi phản ứng xảy ra tại vị trí tiêm?

IV. Bài tiết và cân bằng nội môi ở động vật và người (Bài 13)

1. Kế tên một số chất bài tiết. Các chất đó được cơ quan nào bài tiết? Trình bày cấu tạo, chức năng của thận phù hợp với bài tiết của cơ thể.

2. Quá trình hình thành nước tiểu gồm những giai đọạn nào? Điều gì xảy ra nếu một trong những giai đọan này bị rối lọan?

3. Nêu khái niệm cân bằng nội môi. Hệ thống cân bằng nội môi đảm bảo duy trì cân bằng nội môi cho cơ thể như thế nào? Lấy ví dụ.

4. Trong cuộc sống hằng ngày, có người uống lượng nước vượt quá nhu cầu của cơ thể và có người uống lượng nước ít hơn so với nhu cầu của cơ thể. Trong hai trường hợp này, hoat động của thận sẽ thay đồi như thể nào? Giải thích.

V. Khái quát vê cảm ứng ở sinh vật (Bài 14)

1. Nêu khái niệm cảm ứng. Cho ví dụ về cảm ứng ở động vật, thực vật và phân tích vai trò của các cảm ứng đó.

2. Cơ chế cảm ứng ở thực vật giống với động vật như thế nào?

3. Những bộ phận nào của cơ thể thực vật và động vật tham gia vào quá trình cảm ứng?

4. Hiện tượng người quay đầu lại khi nghe tiếng người khác gọi tên mình từ phía sau có phải là cảm ứng không? Giải thích.

1 209 lượt xem