Đề kiểm tra giữa học kì 2 Hóa 12 có đáp án (Mới nhất) (Đề 11)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Chỉ dùng dung dịch hóa chất nào sau đây để phân biệt 3 chất rắn là Mg, Al, Al2O3
A. HCl
B. KOH
C. CuCl2

D. NaCl

Câu 2:
Để sản xuất nhôm, nội dung nào sau đây không đúng:
A. cần thêm criolit

B. cần lượng điện năng lớn

C. dùng nguyên liệu là quặng boxit

D. điện phân nóng chảy AlCl3

Câu 3:
Nhôm hyđroxit thu được từ cách làm nào sau đây:
A. cho dư khí CO2 vào dung dịch natri aluminat
B. cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
C. cho dư dd HCl vào dung dịch natri aluminat
D. cho Al2O3 tác dụng với nước
Câu 4:
Nội dung nào sai trong các nội dung sau khi nói về nhôm:

A. thuộc nguyên tố s

B. chu kỳ 3
C. ZAl = 13

D. nhóm IIIA

Câu 5:

Ứng dụng nào sau đây không phải của nhôm

A. Dùng trang trí nội thất
B. Dùng sản xuất hợp kim nhẹ, bền.
C. Dùng làm dây cáp dẫn diện.
D. Dùng làm bình chuyên chở dung dịch H2SO4 đặc nguội và HNO3.
Câu 6:
Chọn phát biểu đúng về phản ứng nhiệt nhôm:

A. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa.

B. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa.

C. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa với điều kiện kim loại đó dễ bay hơi.
D. Nhôm khử tất cả các oxit kim loại.
Câu 7:
Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là:
A. Na, Ca, Al
B. Na, Ca, Zn
C. Na, Cu, Al
D. Fe, Ca, Al
Câu 8:
Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:
A. Fe, Cu, Ag
B. Al, Cu, Ag
C. Al, Fe, Cu
D. Al, Fe, Ag
Câu 9:

Phản ứng nào sau đây chứng minh nguồn gốc tạo thành thạch nhũ trong hang động?

A. Ca(OH)2 + CO2 Ca(HCO3)2
B. Ca(HCO3)2   CaCO3 + CO2 + H2O
C. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2
D. Ca(OH)2 + CO2 CaCO3
Câu 10:
Hãy chọn câu sai khi nhận xét về vai trò của criolit (Na3AlF6)
A. tăng độ dẫn điện của hỗn hợp các chất trong bình điện phân.

B. hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 đẻ tiết kiệm nhiên liệu.

C. chống phản ứng phụ xảy ra ở anot của bình điện phân.

D. bảo vệ Al lỏng khỏi bị không khí oxi hóa.

Câu 11:
Thu được kim loại nhôm khi
A. khử Al2O3 bằng khí CO đun nóng.

B. khử Al2O3 bằng kim loại Zn.

C. khử dung dịch AlCl3 bằng kim loại Na.

D. điện phân nóng chảy hỗn hợp Al2O3 với criolit.

Câu 12:
Nhôm có thể hòa tan trong các dung dịch
A. H2SO4 loãng, CuCl2, HNO3 loãng, NaCl.

B. HCl, NaOH, MgCl2, KCl

C. Fe2(SO4)3, Ba(OH)2, BaCl2, CuSO4.

D. Ba(OH)2, CuCl2, HNO3 loãng, FeSO4.

Câu 13:

Nước tự nhiên có chứa những ion nào dưới đây thì được gọi là nước cứng có tính cứng tạm thời?

A. Ca2+, Mg2+, Cl-
B. Ca2+, Mg2+, SO42-
C. Cl-, SO42-, HCO3-, Ca2+
D. HCO3-, Ca2+, Mg2+
Câu 14:

Khi cho NH3 vào dd AlCl3 từ từ đến dư, hiện tượng là

A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan    

B. có kết tủa keo trắng, kết tủa không tan

C. có kết tủa keo trắng, kết tủa tăng dần, sau đó tan dần  

D. không có hiện tượng gì xảy ra

Câu 15:
Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ dd NaOH có sinh ra H2 (đktc). Vậy X gồm
A. Al, Fe, Al2O3
B.Fe2O3, Fe, Al2O3
C. Al, Fe, Fe2O3

D. Fe, Al2O3

Câu 16:
Sục V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2, thu được 20 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là (Cho C = 12, Ca = 40, O = 16)
A. 5,6
B. 4,48
C. 6,72

D. 3,36

Câu 17:

Hoà tan hoàn toàn 6,2g hai kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được 2,24 lít H2 (đktc). Hai kim loại đó là (Cho Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85, Cs = 133)

A. Li và Na
B. Na và K
C. K và Rb
D. Rb và Cs
Câu 18:
Kim loại không phản ứng đưc với nưc ở nhit độ thưng là
A. Ca.
B. Li.
C. Be.
D. K.
Câu 19:
So với nguyên tử canxi, nguyên tử kali có
A. bán kính lớn hơn và độ âm điện lớn hơn

B. bán kính lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn

C. bán kính nhỏ hơn và độ âm điện nhỏ hơn
D. bán kính nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn
Câu 20:
Điều chế kim loại Mg bằng cách điện phân MgCl2 nóng chảy, quá trình nào xảy ra ở catot (cực âm)?
A. Mg Mg2+ + 2e
B. Mg2+ + 2e Mg

C. 2Cl- Cl2 + 2e

D. Cl2 + 2e 2Cl-

Câu 21:
Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al2O3?
A. KCl
B. NaNO3
C. MgCl2

D. Ca(OH)2

Câu 22:

Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam Al bng dung dch HNO3 (loãng, dư), thu đưc V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là (Cho Al = 27, N = 14, O = 16)

A. 3,36.
B. 4,48.
C. 2,24.

D. 1,12.

Câu 23:
Trong 1 lít dung dịch Al2(SO4)3 0,15M có tổng số mol các ion do muối phân li ra (bỏ qua sự thuỷ phân của muối) là
A. 0,15 mol
B. 0,3 mol
C. 0,45 mol

D. 0,75 mol

Câu 24:
Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 45ml dd HCl 1M vào 100ml dd chứa Na2CO3 và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là?
A. 0,025
B. 0,04
C. 0,02
D. 0,015
Câu 25:
Điện phân 11,175 gam muối clorua của một kim loại kiềm nóng chảy thu được khí ở anot và 5,85 gam một kim loại ở catot. Công thức hóa học của muối là (Cho Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85, Cl = 35,5)
A. LiCl
B. NaCl
C. KCl
D. RbCl
Câu 26:

Cho các phát biểu sau:

(1) Nhôm là kim loại màu trắng bạc, là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt hơn sắt nhưng kém hơn đồng.

(2) Nhôm là kim loại có tính khử mạnh, chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ, nên dễ bị khử thành ion dương.

(3) Nhôm oxit là chất rắn màu trắng, không tan trong nước và không tác dụng với nước.

(4) Nhôm hiđroxit là chất rắn, màu trắng, kết tủa ở dạng keo, còn có tên gọi là axit aluminic.

(5) Tất cả các kim loại kiềm đều nổ khi tiếp xúc với axit.

(6) Dùng Ca(OH)2 với lượng dư để làm mất tính cứng tạm thời của nước.

Số phát biểu sai

A. 3
B. 2
C. 4

D. 5

Câu 27:

Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít khí H2 ở đktc. Phần trăm khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là (Cho Al = 27, Na = 23, H = 1, O = 16)

A. 51,9 và 48,1
B. 34,6 và 65,4
C. 20,5 và 79,5

D. 35,9 và 64,1

Câu 28:
Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Vậy phèn chua có công thức hóa học là
A. NaAl(SO4)2.12H2O
B. NH4Al(SO4)2.12H2O
C. KAl(SO4)2.12H2O
D. LiAl(SO4)2.12H2O
Câu 29:
Phương trình hóa học nào sau đây đúng?
A. 2Al + 6H2SO4 loãng Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
B. Al + NaOH + H2O Na + Al(OH)3 + H2
C. Be + 2H2O Be(OH)2 + H2
D. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 2CaCO3 + 2H2O
Câu 30:
Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho hỗn hợp Na và Al (tỉ lệ mol 1:1) vào nước (dư).

(2) Cho K và dung dịch FeCl3 dư.

(3) Cho Na3PO4 vừa đủ vào dung dịch Mg(HCO3)2.

(4) Cho Al2O3 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH.

Số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 1 
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 31:
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO (oxi chiếm 8,75% về khối lượng) vào H2O thu được 400ml dung dịch Y và 1,568 lít khí H2 (đktc). Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,15M, thu được 400 ml dd có pH=13. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 15
B. 14
C. 13

D. 12

Câu 32:
Cho các kim loại sau: K, Na, Ba, Mg, Be, Al, Ca, Rb. Số kim loại kiềm là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5