Đề kiểm tra giữa học kì 2 Hóa 12 có đáp án (Mới nhất) (Đề 12)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Hấp thụ hết 3,584 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là (Cho H = 1, C = 12, O = 16, Ca = 40)
A. 31,52.
B. 32,0.
C. 16,0.

D. 18,0.

Câu 2:
Muối nào sau đây khi bị nhiệt phân đến khối lượng không đổi sinh ra oxit bazơ?
A. Ca(HCO3)2.
B. NaHCO3.
C. KHCO3.

D. Na2CO3.

Câu 3:
Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại kiềm, thu được 0,672 lít khí ở anot và 1,38 gam kim loại ở catot. Công thức phân tử của muối kim loại kiềm là
A. LiCl.
B. NaCl.
C. KCl.

D. CaCl2.

Câu 4:
Hiđroxit nào sau đây dễ tan trong nước ở điều kiện thường?
A. Mg(OH)2.
B. Al(OH)3.
C. NaOH.

D. Fe(OH)3.

Câu 5:
Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được oxit nào sau đây?
A. CaO.
B. MgO.
C. Al2O3.

D. FeO.

Câu 6:
Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng vĩnh cửu của nước?
A. NaHCO3, KHCO3.
B. CaCl2, MgSO4.
C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.
D. NaCl, K2SO4.
Câu 7:
Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cấm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là
A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

B. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C.  (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

D. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 8:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Ba và BaO vào nước dư, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí H2. Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch X, sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào thể tích khí CO2 tham gia phản ứng (x lít) được biểu diễn như đồ thị:

Media VietJack

Giá trị của m là (Cho H = 1, C = 12, O = 16, Ba = 137)
A. 14,50.
B. 23,68.
C. 29,80.

D. 37,45.

Câu 9:
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
B. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.
C. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử.

D. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.

Câu 10:
Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường ?
A. Mg.
B. Fe.
C. K.

D. Al.

Câu 11:
Để bảo vệ vỏ tàu biển (bằng thép), người ta gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) một miếng kim loại
A. Cu .
B. Zn.
C. Ag.

D. Fe.

Câu 12:
Trong các chất sau, chất nào là hidroxit lưỡng tính?
A. Mg(OH)2.
B. NaOH.
C. Al(OH)3.

D. Al2O3.

Câu 13:
Hòa tan hoàn toàn 27,54 gam Al2O3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3, thu được 267,5 gam dung dịch X. Làm lạnh X đến 10°C thì có m gam tinh thể Al(NO3)3.9H2O tách ra. Biết ở 10°C, cứ 100 gam H2O hòa tan được tối đa 67,25 gam Al(NO3)3. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 84.
B. 22.
C. 45.
D. 26.
Câu 14:
Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn, bó bột khi gãy xương,... Thạch cao nung có công thức là
A. CaSO4.
B. CaSO4.H2O.
C. CaSO4.2H2O.

D. CaCO3.

Câu 15:

Hòa tan 4,7 gam K2O vào 195,3 ml nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là

A. 2,8%.
B. 8,2%.
C. 2,6%.

D. 6,2%.

Câu 16:

Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

A. Fe.
B. Cu.
C. Ag.

D. Al.

Câu 17:
Kim loại đứng đầu về độ phổ biến trong lớp vỏ Trái Đất là
A. Cu.
B. Au.
C. Fe.

D. Al.

Câu 18:
Sản phẩm của phản ứng giữa kim loại Mg với khí oxi là
A. Mg(OH)2.
B. MgO.
C. MgCl2.

D. Mg(NO3)2.

Câu 19:
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thổ thuộc nhóm
A. IB.
B. IA.
C. IIIA.

D. IIA.

Câu 20:
Trong công nghiệp, quặng boxit dùng để sản xuất kim loại nhôm. Thành phần chính của quặng boxit là
A. Al2(SO4)3.H2O.
B. Al2O3.2H2O.
C. Al(OH)3.2H2O.

D. Al(OH)3.H2O.

Câu 21:
Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm ?
A. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2.
B. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.
C. 3CO + Fe2O3 to 2Fe + 3CO2.

D. 2Al + Fe2O3 to 2Fe + Al2O3.

Câu 22:
Natri hiđrocacbonat được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. Công thức của natri hiđrocacbonat là
A. NaHCO3.
B. K2CO3.
C. Na2CO3.
D. KHCO3.
Câu 23:
Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?

A. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 và H2SO4 loãng.

B. Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3.

C. Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc) để trong không khí ẩm.
D. Nhúng thanh Zn vào dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 24:
Cho các kim loại sau: Na, Zn, Al và Ag. Số kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch (điện cực trơ) là
A. 1.
B. 4.
C. 3.

D. 2.

Câu 25:
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Al.
B. Ba.
C. K.

D. Na.

Câu 26:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch HCl được dùng làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.
B. Khi đốt cháy Mg trong khí O2 thì Mg bị ăn mòn điện hóa học.
C. Đun nóng dung dịch Ca(HCO3)2 sinh ra khí và kết tủa.
D. Trong công nghiệp, kim loại Al được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy AlCl3.
Câu 27:
Hòa tan hoàn toàn 6,12 gam Al2O3 trong lượng dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là (Cho H = 1, O = 16, Al = 27, Cl = 35,5)
A. 16,02.
B. 8,01.
C. 12,06.

D. 13,35.

Câu 28:
Đốt cháy hoàn toàn m gam Al trong khi O2 lấy dư, thu được 20,4 gam Al2O3. Giá trị của m là (Cho O = 16, Al = 27)
A. 10,8.
B. 5,4.
C. 13,5.
D. 3,6.
Câu 29:
Cho mẫu Na vào dung dịch CuSO4 thì quan sát được hiện tượng là
A. Xuất hiện kim loại đồng màu đỏ bám lên mẫu kim loại Na.

B. Chỉ có sủi bọt khí không màu.

C. Có sủi bọt khí không màu và xuất hiện kết tủa màu xanh.
D. Xuất hiện kết tủa màu xanh, sau đó kết tủa tan.
Câu 30:
Nung 38,4 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4 ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có oxi, thu được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thì có 0,4 mol NaOH đã phản ứng, sau phản ứng thu được V lít khí H2 và chất rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 3,5V lít khí H2. Thể tích các khí đo ở cùng điều kiện và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần % theo khối lượng của Fe2O3 trong X là (Cho H = 1, O = 16, Na =23, Al = 27, Fe =56, Cl =35,5)
A. 32,48%
B. 52,08%
C. 62,50%

D. 41,67%