Đề kiểm tra giữa học kì 2 Hóa 12 có đáp án (Mới nhất) (Đề 19)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là liti (Li).

B. Kim loại cứng nhất là crom (Cr).

C. Kim loại có nhiệt nóng chảy cao nhất là vonfam (W).

D. Kim loại dẫn điện tốt nhất là đồng (Cu).

Câu 2:
Khi tham gia phản ứng hóa học, kim loại đóng vai trò là
A. chất nhường electron.

B. chất oxi hóa.

C. chất bị khử.

D. chất nhận electron.

Câu 3:
Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Mg2+.
B. Zn2+.
C. Al3+.

D. Fe3+.

Câu 4:
Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí H2?
A. Au.
B. Cu.
C. Ca.

D. Ag.

Câu 5:
Trong công nghiệp, dãy kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy ?
A. Fe, Mg. 
B. Na, Ca.
C. Cu, K.
D. Ag, Al.
Câu 6:
Phương pháp nhiệt luyện để điều chế kim loại là
A. khử các ion kim loại trong hợp chất thành kim loại tự do.

B. dùng kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối.

C. dùng chất khử mạnh như CO, H2, C, Al để khử ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ cao.
D. dùng dòng điện một chiều để khử ion kim loại trong hợp chất.
Câu 7:
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Cs.
B. Ag.
C. Na.

D. Mg.

Câu 8:
Cho dãy kim loại sau: K, Al, Mg, Na, Ca, Li. Số kim loại thuộc nhóm IA là
A. 1.
B. 2.
C. 4. 

D. 3.

Câu 9:
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố kim loại kiềm là
A. np1.
B. ns1.
C. ns2.

D. ns2np1.

Câu 10:
Thuỷ ngân dễ bay hơi và hơi thủy ngân rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong số các chất sau để khử độc thuỷ ngân?
A. Bột than.
B. Bột lưu huỳnh.
C. Bột sắt.

D. Nước.

Câu 11:
Nước có chứa nhiều các ion nào sau đây được gọi là nước cứng
A. K+, Na+. 
B. Cu2+, Fe2+.
C. Zn2+, Al3+.
D. Ca2+, Mg2+.
Câu 12:
Kim loại Cu không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. MgCl2.
B. AgNO3.  
C. HNO3.

D. FeCl3.

Câu 13:
Người ta thường bảo quản kim loại kiềm bằng cách nào sau đây?
A. Ngâm trong giấm.
B. Ngâm trong etanol.
C. Ngâm trong nước.
D. Ngâm trong dầu hỏa.
Câu 14:
Để bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn.
B. Nước vôi.
C. Muối ăn.

D. Cồn 70o.

Câu 15:
Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có
A. bọt khí và kết tủa trắng.
B. bọt khí bay ra.
C. kết tủa trắng xuất hiện.

D. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.

Câu 16:
Dãy kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit, bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Fe, Ag, Al.
B. Pb, Mg, Fe.
C. Fe, Cu, Ni.
D. Ba, Cu, Ca.
Câu 17:

Kim loại tan trong dung dịch NaOH là

A. Cu.
B. Al.
C. Fe.
D. Mg.
Câu 18:
Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl dư tạo ra chất khí?
A. Ba(OH)2.
B. Na2CO3.
C. K2SO4.

D. Ca(NO3)2.

Câu 19:
Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là
A. KCl, NaOH, Na2CO3.
B. Ca(OH)2, Na3PO4, Na2CO3.
C. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3.

D. NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3.

Câu 20:
Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Kim loại Cu khử được Fe2+ trong dung dịch.
B. Kim loại Na tác dụng được với nước.
C. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.

D. Kim loại cứng nhất là Cr.

Câu 21:
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình elecron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc
A. chu kỳ 1, nhóm IIA. 
B. chu kỳ 3, nhóm IIA.
C. chu kỳ 3, nhóm IA.
D. chu kỳ 2, nhóm IIA.
Câu 22:
Chất X được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày. Công thức của X là
A. NH4Cl.
B. NaHCO3.
C. NaCl.
D. Na2SO4.
Câu 23:
Phương trình hoá học nào sau đây thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thuỷ luyện?

A. Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4.

B. CO + CuO → Cu + CO2.

C. CuCl2 → Cu + Cl2.
D. 2Cu(NO3)2 + 2H2O → 2Cu + 4HNO3 + O2.
Câu 24:

Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là

A. 3.
B. 1. 
C. 2. 

D. 4.

Câu 25:
Nhận xét nào sau đây về kim loại kiềm là sai?
A. Các nguyên tử kim loại kiềm đều có 1 electron lớp ngoài cùng.
B. Tính khử của kim loại kiềm tăng dần tử liti đến xesi.
C. Các kim loại kiềm dẫn điện tốt, có khối lượng riêng nhỏ và độ cứng cao.
D. Kim loại kiềm có tính khử mạnh.
Câu 26:

Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?

A. Nhúng thanh Zn vào dung dịch H2SO4 loãng.   
B. Nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
C. Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3.
D. Để một vật bằng gang (là hợp kim Fe-C) trong không khí ẩm.
Câu 27:
Quặng nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất nhôm?
A. Boxit.
B. Đolomit.
C. Apatit.

D. Manhetit.

Câu 28:
Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. HCl đặc, nguội.
B. HNO3 đặc, nguội.
C. NaOH.
D. CuSO4.
Câu 29:

Cho các phát biểu sau:

(1) Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại.

(2) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

(3) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.

(4) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, không thu được Fe.

Số phát biểu đúng là

A. 1.
B. 2.
C. 3. 

D. 4.

Câu 30:
Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần hai dung dịch A là
A. 100 ml.
B. 200 ml.
C. 300 ml.

D. 600 ml.

Câu 31:
Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Tên của kim loại kiềm thổ đó là
A. Ba.
B. Mg.
C. Ca.

D. Sr.

Câu 32:
Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Ag và Al vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là
A. 54,0%.
B. 49,6%.
C. 27,0%.

D. 48,6%.

Câu 33:
Thực hiện thí nghiệm điều chế khí X, khí X được thu vào bình tam giác như hình vẽ
Media VietJack

Thí nghiệm đó là

A. Cho dung dịch HCl vào bình đựng bột CaCO3.
B. Cho dung dịch H2SO4 đặc vào bình đựng lá kim loại Cu.

C. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào bình đựng hạt kim loại Zn.

D. Cho dung dịch HNO3 đặc vào bình đựng kim loại Ag.
Câu 34:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho Mg vào dung dịch FeCl3             

 (2) Cho Na vào dung dịch CuSO4

(3) Cho Cu vào dung dịch AgNO3                 

(4) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl3

(5) Cho khí CO dư qua CuO nung nóng.

Số thí nghiệm có tạo ra kim loại là
A. 2.
B. 3.
C. 1. 
D. 4.
Câu 35:
Ngâm lá kẽm trong dung dịch chứa 0,1 mol CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng lá kẽm
A. tăng 0,1 gam.
B. tăng 0,01 gam.
C. giảm 0,1 gam.
D. không thay đổi.
Câu 36:
Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,12M và NaOH 0,06M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,70.
B. 23,64.
C. 7,88.

D. 13,79.

Câu 37:

Giả sử cho 7,28 gam bột Fe vào 150 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc bỏ chất rắn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 25,88 gam.
B. 24,2 gam.
C. 18 gam. 

D. 31,46 gam.

Câu 38:
Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Cu trong O2 dư, thu được 16,2 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Hòa tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được dung dịch chứa 43,2 gam hỗn hợp muối trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 9,8.
B. 9,4.
C. 13,0.

D. 10,3.

Câu 39:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO (khí duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là
A. 34,10.
B. 28,70.
C. 29,24.

D. 30,05.

Câu 40:
Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M (điện cực trơ) với cường độ dòng điện không đổi 2,68A sau thời gian t giờ thu được dung dịch X. Cho 12,6 gam Fe vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 14,5 gam hỗn hợp kim loại. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể. Giá trị của t là
A. 0,8.
B. 1,2.
C. 1,0.

D. 0,3.