Đề kiểm tra giữa học kì 2 Hóa 12 có đáp án (Mới nhất) (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Cho hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp hai kim loại. Hai kim loại đó là
A. Fe, Cu
B. Cu, Ag
C. Zn, Ag
D. Zn, Cu
Câu 2:
Trong các ion sau: Ag+, Cu2+, Fe2+, Au3+. Ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất
A. Ag+.
B. Cu2+.
C. Fe2+.
D. Au3+.
Câu 3:
Đinh sắt trong trường hợp nào sau đây sẽ bị gỉ sét nhiều hơn?
A. Để nơi ẩm ướt
B. Ngâm trong dầu ăn
C. Ngâm trong dầu máy
D. Quấn vài vòng dây đồng để nơi ẩm ướt
Câu 4:
Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là chất nào sau đây?
A. H2SO4
B. MgSO4
C. NaOH
D. CuSO4
Câu 5:
Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Khi điện phân dung dịch Zn(NO3)2 sẽ thu được Zn ở catot
B. Có thể điều chế Ag bằng cách nhiệt phân AgNO3 khan
C. Cho một luồng H2 dư qua bột Al2O3 nung nóng sẽ thu được Al
D. Có thể điều chế đồng bằng cách dùng kẽm để khử ion Cu2+ trong dung dịch muối
Câu 6:
Nhận định nào sau đây là đúng?

A. NaHCO3 dễ bị nhiệt phân hủy.

A. NaHCO3 dễ bị nhiệt phân hủy.  

C. Cs dùng để chế tạo hợp kim siêu nhẹ.

D. Na2CO3 dùng để nấu xà phòng.

Câu 7:
Chất được dùng để làm mềm tất cả các loại nước cứng là
A. Na2CO3 và CaO
B. Na2CO3 và Ca(OH)2
C. Na2CO3 và Na3PO4
D. NaOH và Ca(OH)2
Câu 8:
Khi điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ), tại anot (A) xảy ra
A. sự oxi hoá ion Cu2+ thành Cu
B. sự oxi hoá H2O thành O2
C. sự khử H2O thành O2
D. sự khử ion Cu2+ thành Cu
Câu 9:
Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2
B. dung dịch NaOH và Al2O3
C. K2O H2O
D. AgNO3 và dung dịch KCl
Câu 10:
Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,16
B. 5,04
C. 4,32
D. 2,88
Câu 11:
Trong các kim loại sau: Na, Be, Li, Mg, Ba, K, Sr, Ca; số kim loại tác dụng với nước ở điều kiện thường là
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
Câu 12:
Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?
A. KNO3 và BaCl2
B. NaHCO3 và KOH
C. Na2CO3 và NaHSO4
D. Na2CO3 và CaCl2
Câu 13:
Để tác dụng hết với dung dịch chứa 0,01 mol KCl và 0,02 mol NaCl thì thể tích dung dịch AgNO3 1M cần dùng là
A. 40 ml
B. 20 ml
C. 10 ml
D. 30 ml
Câu 14:

Để thu được dung dịch NaOH 16% thì cần thêm bao nhiêu gam H2O vào 200 gam dung dịch NaOH 20%? 

A. 50 gam
B. 100 gam
C. 200 gam
D. 250 gam
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Be phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường
B. Có thể dùng bình xịt CO2 để dập tắt đám cháy Mg
C. Ca có thể đẩy Fe ra khỏi dung dịch muối
D. Trong số các kim loại kiềm thổ bền, chỉ có kim loại bari có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối
Câu 16:
Cho các phát biểu sau:

Trong nhóm IIA của bảng tuần hoàn, đi từ Be đến Ba thì

(1) bán kính nguyên tử tăng dần

(2) tính kim loại tăng dần.

(3) nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

(4) nhiệt độ sôi giảm dần.

(5) khối lượng riêng thay đổi không theo quy luật.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 17:
Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 với số mol các chất bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư và đun nóng. Chất tan trong dung dịch thu được là
A. NaCl, NaOH, BaCl2
B. NaCl, NaOH
C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2
D. NaCl
Câu 18:
Cho 0,448 lít CO2 hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 1,182
B. 3,940
C. 2,364
D. 1,970
Câu 19:
Nhôm bền trong môi trường nước và không khí là do
A. nhôm là kim loại kém hoạt động
B. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ
C. có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ
D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước
Câu 20:
Cho hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 0,18 : 1,02. Cho X tan trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí H2 (đktc). Cho Y tác dụng với 200 ml dung dịch HCl được kết tủa Z. Nung Z ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 3,57g chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch HCl là
A. 0,35M hoặc 0,45M
B. 0,07M hoặc 0,11M
C. 0,07M hoặc 0,09M
D. 0,35M hoặc 0,55M
Câu 21:
Oxi hóa hoàn toàn 8,1 gam nhôm cần vừa đủ V lít khí clo (đktc). Giá trị của V là
A. 7,84
B. 10,08
C. 6,72
D. 11,2
Câu 22:
Cho 3,9 gam kali vào 101,8 gam nước thu được dung dịch KOH có nồng độ là bao nhiêu?
A. 5,31%.
B. 5,20%.
C. 5,30%.
D. 5,50%.
Câu 23:
Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thủy luyện có thể dùng kim loại nào sau đây?
A. Ca
B. Na
C. Ag
D. Fe
Câu 24:
Thạch cao nung được điều chế bằng cách nung thạch cao sống CaSO4.2H2O ở 160°C. Công thức của thạch cao nung là
A. 4CaSO4.H2O
B. CaSO4.H2O
C. 3CaSO4.H2O
D. CaSO4
Câu 25:
Hòa tan hết 4,68 gam kim loại kiềm M vào nước dư, thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Rb
B. Li
C. K
D. Na
Câu 26:
Hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B nằm kế tiếp nhau trong cùng nhóm IA. Lấy 6,2 gam X hòa tan hoàn toàn vào nước thu được 2,24 lít hiđro (đktc). A, B là
A. Li, Na
B. Na, K
C. K, Rb
D. Rb, Cs
Câu 27:
Biết m gam Fe phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch CuSO4 1M. Giá trị của m là
A. 5,6
B. 11,2
C. 16,8
D. 22,4
Câu 28:
Cho m gam hỗn hợp Ba và Al vào nước dư sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,168 lít khí H2 (đktc) và 3,08 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 14,32
B. 18,36
C. 15,28
D. 17,02
Câu 29:
Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Cho sản phẩm sau phản ứng hoàn toàn tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 0,540
B. 1,755
C. 1,080
D. 0,810
Câu 30:
Tính chất không phải của kim loại kiềm là
A. Có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong tất cả kim loại
B. Có số oxi hoá +1 trong các hợp chất
C. Kim loại kiềm có tính khử mạnh
D. Độ cứng cao