Đề kiểm tra giữa học kì 2 Hóa 12 có đáp án (Mới nhất) (Đề 6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Cho Ag vào dung dịch CuSO4, Ag không tan do?
A. Ag có tính khử yếu hơn Cu nên không oxi hóa được Cu2+ thành Cu
B. Ag có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+ nên Ag+ đã khử Cu thành Cu2+
C. Cu có tính khử yếu hơn Ag nên Ag không khử Cu2+ thành Cu
D. Cu2+ có tính oxi hóa yếu hơn Ag+ nên không oxi hóa được Ag thành Ag+
Câu 2:
Cặp oxi hóa - khử của kim loại là

A. Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại.

B. Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một hợp chất của kim loại.

B. Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một hợp chất của kim loại.

B. Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một hợp chất của kim loại.

Câu 3:
Câu nào đúng trong các câu sau khi nói về ăn mòn điện hóa xảy ra?

A. Sự oxi hóa ở cực dương.

B. Sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm.

C. Sự khử ở cực âm.

D. Sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương.

Câu 4:
Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hoá?

A. Thép bị gỉ trong không khí ẩm.

A. Thép bị gỉ trong không khí ẩm.

A. Thép bị gỉ trong không khí ẩm.

D. Na cháy trong không khí ẩm.

Câu 5:
Trộn 0,54 gam bột nhôm với hỗn hợp gồm bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích khí NO (ở đktc) là
A. 0,224 lít
B. 0,672 lít
C. 0,075 lít
D. 0,025 lít
Câu 6:
Kim loại M có thể điều chế được bằng tất cả các phương pháp như thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân. Kim loại M là kim loại nào trong các kim loại sau
A. Al
B. Cu
C. Na
D. Mg
Câu 7:
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Al
B. Na
C. Ca
D. Fe
Câu 8:
Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2
A. HNO3, NaCl, và Na2SO4
B. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3
C. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2
D. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4
Câu 9:

Cho các phát biểu sau về ứng dụng của kim loại kiềm:

(1) Kim loại kiềm dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.

(2) Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt kim loại.

(3) Kim loại kiềm dùng đề làm xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.

(4) Kim loai kiềm dùng để làm điện cực trong pin điện hóa

(5) Kim loại kiềm dùng để gia công các chi tiết chịu mài mòn trong máy bay, tên lửa, ô tô

Trong các phát biểu trên, số phát biếu đúng

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10:
Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH a mol/l và Ba(OH)2 b mol/l. Để trung hoà 50 ml dung dịch X cần 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác, sục 179,2 ml CO2 (đktc) vào 50 ml dung dịch X thu được 0,2955 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,17
B. 0,14
C. 0,185
D. 0,04
Câu 11:
Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
A. bọt khí và kết tủa trắng
B. bọt khí bay ra
C. kết tủa trắng xuất hiện
D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần
Câu 12:
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. ns2np2
B. ns2np1
C. ns1
D. ns2
Câu 13:
Thành phần chính của đá vôi là
A. CaSO3
B. CaCl2
C. CaCO3
D. Ca(HCO3)2
Câu 14:
Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 15:
Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhum vải, chất làm trong nưc. Công thức hoá học của phèn chua là
A. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
B. K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O
C. (NH4)2SO4. Al2(SO4)3.24H2O
D. Na2SO4. Al2(SO4)3.24H2O
Câu 16:
Hòa tan hết m gam bột Al trong dung dịch HCl thu được 2,24 lít H2 (đktc). Nếu hòa tan 2m gam bột Al trong dung dịch Ba(OH)2 được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
A, 1,12
B. 2,24
C. 3,36
D. 4,48
Câu 17:
Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 1M với điện cực trơ, cường độ dòng điện là 5A trong thời gian 25 phút 44 giây thì dừng lại. Khối lượng dung dịch giảm sau điện phân là
A. 2,88 gam
B. 3,84 gam
C. 2,56 gam
D. 3,20 gam
Câu 18:
Phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại thuộc loại
A. phản ứng thủy phân
B. phản ứng trao đổi
C. phản ứng oxi hóa – khử
D. phản ứng phân hủy
Câu 19:
Trong số các kim loại sau: Cu, Fe, Al, Ag. Kim loại nào dẫn điện hoặc dẫn nhiệt tốt nhất?
A. Ag.
B. Al.
C. Cu.
D. Fe.
Câu 20:
Để làm mềm nước cứng tạm thời, đơn giản nhất nên

A. cho nước cứng tác dụng với dung dịch muối ăn bão hòa.

B. để lắng, lọc cặn.

C. cho nước cứng tác dụng với dung dịch HCl dư sau đó đun sôi kĩ dung dịch để đuổi khí.

D. đun nóng, để lắng, lọc cặn.

Câu 21:
Cho dãy các chất: AlCl3, NaHCO3, Al(OH)3, Na2CO3, Al. Số chất trong dãy đều tác dụng được với axit HCl, dung dịch NaOH là
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 22:
Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO (không có sản phẩm khử khác). Giá trị của m là
A. 13,5 gam
B. 8,1 gam
C. 1,53 gam
D. 1,35 gam
Câu 23:
Ion Na+ bị khử trong trường hợp nào sau đây?

1) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

2) Dùng khí CO khử Na2O ở nhiệt độ cao.

3) Điện phân NaCl nóng chảy.

4) Cho khí HCl tác dụng với NaOH.

A. 2, 3
B. 1, 3
C. 1, 3, 4
D. 3
Câu 24:
Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có:
A. kết tủa trắng xuất hiện
B. bọt khí và kết tủa trắng
C. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần
D. bọt khí bay ra
Câu 25:
Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là
A. 25,2 gam
B. 23,0 gam
C. 18,9 gam
D. 20,8 gam
Câu 26:

Các quá trình sau:

- Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư.    

- Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

- Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.           

- Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.                   

Số quá trình  thu được kết tủa là
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 27:
Cho V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
A. 0,560 lít
B. 0,224 lít
C. 0,448 lít
D. 0,112 lít
Câu 28:
Cho hỗn hợp X gồm CaCO3, MgCO3, BaCO3 có khối lượng 36,8 gam vào cốc chứa dung dịch HCl dư người ta thu được 8,96 lít khí (đktc). Tổng khối lượng các muối thu được sau phản ứng là
A. 31,7 gam
B. 41,2 gam
C. 27 gam
D. 42,8 gam
Câu 29:
Cho phương trình: Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag. Phát biểu sai về phản ứng trên là ?
A. Ag+ oxi hóa được Fe2+.
B. Tính khử của Ag+ mạnh hơn Fe3+.
C. Fe2+ khử được Ag+.
D. Tính khử Fe2+ mạnh hơn Ag.
Câu 30:
Hòa tan hết 2,34 gam kim loại kiềm M vào H2O dư, thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Na
B. K
C. Li
D. Rb