Đề kiểm tra học kì 1 Hóa 12 có đáp án (Mới nhất) (Đề 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan?

A.12,2g

B.3,28g
C.8,56g
D. 8,2g
Câu 2:

Cho 0,01 mol Fe vào 50ml dung dịch AgNO3 1M khi phản ứng kết thúc khối lượng Ag thu được là:

A. 3,6

B. 3,24

C. 2,16

D. 1,08

Câu 3:

Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam một cacbohidrat X thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam nước. Tìm công thức đơn giản nhất của X

A. C6H10O5

B. C6H12O6
C. C12H22O11
D. Cả B và C
Câu 4:

Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là

A. 5

B. 6
C. 3
D. 4
Câu 5:

Ngâm một lá Niken trong dung dịch loãng của các muối: MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2. Niken khử được các muối là

A.AlCl3,ZnCl2, Pb(NO3)2

B. AlCl3, MgCl2, Pb(NO3)2
C. MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2
D. Cu(NO3)2, Pb(NO3)2
Câu 6:

Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là:

A. 21,95% và 0,78

B. 78,05% và 0,78

C. 78,05% và 2,25

D. 21,95% và 2,25
Câu 7:

Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvc. X1 có khả năng phản ứng với Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng với Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là

A. HCOOCH3, CH3COOH

B. CH3COOH, HCOOCH3
C. (CH3)2CHOH, HCOOCH3
D. CH3COOH, HOCH2CHO
Câu 8:

Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)

A. Bông
B. Tơ visco
C. Nilon-6
D. Tơ capron
Câu 9:

Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X là :

A. phenylalanin.

B. alanin.
C. valin.
D. glyxin.
Câu 10:

Từ glyxin và alanin tạo được tối đa số đipeptit là

A. 2

B. 3
C. 4
D. 1
Câu 11:

Dãy các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là

A. Mg, Al, Fe

B. Al, Mg, Fe
C. Fe, Mg, Al
D. Fe, Al, Mg
Câu 12:
Chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là

A. H2N-CH2-COOH

B. CH2 = C(CH3)COOCH3
C. HCOOCH=CH2
D. CH3COOCH=CH2
Câu 13:

Thủy phân đến cùng protein đơn giản thu được

A. Các chuỗi polipeptit

B. Các aminoaxit khác nhau
C. Các aminoaxit
D. Các aminoaxit giống nhau
Câu 14:

Dùng thuốc thử AgNO3/NH3 đun nóng có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?

A. Glucozơ và mantozơ

B. Glucozơ và glixerol

C. Saccarozơ và glixerol

D. Glucozơ và fructozơ

Câu 15:

Cho 360 gam glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch NaOH dư được 318 gam muối. Hiệu suất phản ứng lên men là.

A. 80%.

B. 75%.

C. 62,5%.

D. 50%.

Câu 16:
Một loại poli(vinyl clorua) có phân tử khối là 187,5.103 đvC. Hệ số trùng hợp của polime này bằng:

A.    1500

B.    2500

C.    3000

D.    3100

Câu 17:
Protein phản ứng với Cu(OH)2/OH- tạo sản phẩm có màu đặc trưng là

A. Màu đỏ

B. Màu vàng
C. Màu da cam
D. Màu tím
Câu 18:

Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng liên tiếp hu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol là 1 : 2. Hãy xác định công thức phân tử của hai amin ?

A. CH5N và C2H7N.
B. C2H7N và C3H9N.
C. C3H9N và C4H11N.
D. C4H11N và C5H13N.
Câu 19:

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

A. Tính bazơ
B. Tính oxi hóa và tính khử
C. Tính oxi hóa
D. Tính khử
Câu 20:

Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình

A. Cô cạn ở nhiệt độ cao

B . Làm lạnh
C. Hiđro hóa (xúc tác Ni, t0)
D. Xà phòng hóa
Câu 21:

Đồng phân của glucozơ là

A. Saccarozơ
B. Fructozơ
C. Tinh bột
D. Xenlulozơ
Câu 22:

Kim loại Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Vậy M là

A. Cu

B. Mg
C. Al
D. Zn
Câu 23:

Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây

A. dd Br2

B. H2/Ni,t0
C. Cu(OH)2
D. dd AgNO3/NH3
Câu 24:

Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là

A. Al.

B. Zn.
C. Fe.
D. Ag.
Câu 25:
Hợp chất nào dưới đây có lực bazơ yếu nhất

A. amoniăc

B. Anilin
C. đimetyl amin
D. metylamin
Câu 26:
Cho các chất hữu cơ: glucozơ, saccarozơ, fructozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất không tham gia phản ứng tráng bạc là

A. 2

B. 1
C. 4
D. 3
Câu 27:

Khi thủy phân tinh bột thu được sản phẩm cuối cùng là

A. Xenlulozơ

B. Glucozơ
C. Saccarozơ
D. Fructozơ
Câu 28:

Hòa tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là:

A. 18,90 gam

B. 37,80 gam
C. 39,80 gam
D. 28,35 gam
Câu 29:

Công thức tổng quát của etse tạo bởi một axit cacboxylic no, đơn chức và một ancol no, đơn chức là

A. CnH2nO2 (n≥2)

B. CnH2nO (n≥1)

C. CnH2n+2O2 (n≥2)

D. CnH2n-2O2 (n≥3)
Câu 30:

Cho 0,01 mol Fe vào 50ml dung dịch AgNO3 1M khi phản ứng kết thúc khối lượng Ag thu được là:

A. 3,6

B. 3,24

C. 2,16

D. 1,08