Đề kiểm tra học kì 1 Hóa 12 có đáp án (Mới nhất) (Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hợp chất HCOOCH2CH3 có tên gọi là:

A. Metyl axetat

B. Metyl propionat
C. Etyl axetat
D. Etyl fomat
Câu 2:

Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo este có cùng CTPT C3H6O2?

A. 1

B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3:

Đốt cháy 6 gam este E thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Biết E có phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3. Công thức cấu tạo của E là :

A. CH3COOCH2CH2CH3.

B. HCOOCH2CH2CH3.

C. HCOOC2H5.

D. HCOOCH3.
Câu 4:

Xà phòng hoá hoàn toàn m gam lipit X bằng 200 gam dung dịch NaOH 8% sau phản ứng thu được 9,2 gam glixerol và 94,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là :

A. (C17H35COO)3C3H5.

B. (C15H31COO)3C3H5.

C. (C17H33COO)3C3H5.

D. (C17H31COO)3C3H5.
Câu 5:

Hòa tan hết 7,74 g hỗn hợp bột M, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là:

A. 38,93 gam

B. 103,85 gam
C. 25,95 gam
D. 77,86 gam.
Câu 6:
Este no, đơn chức mạch hở có công thức tổng quát là:

A. CnH2n+1O2 (n≥1)

B. CnH2n+1O2 (n≥2)

C. CnH2nO2 (n≥1)

D. CnH2nO2 (n≥2)
Câu 7:

Muốn thuỷ phân 5,6 gam hỗn hợp etyl axetat và etyl fomiat (etyl fomat) cần 25,96 ml NaOH 10% (D = 1,08 g/ml). Thành phần % khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp là :

A. 47,14%.

B. 52,16%.
C. 36,18%.
D. 50,20%.
Câu 8:

Trong các chất sau: glucozơ, axit axetic, tinh bột, saccarozơ, ancol etylic. Số chất không hoà tan được Cu(OH)2 là:

A. 2

B. 3
C. 4
D. 5
Câu 9:
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X chỉ chứa nhóm chức este ta thu được 4.48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. CTPT của este X có thể là:
A.C6H8O2
B.C4H8O4
C.C2H4O2
D.C3H6O2
Câu 10:

Có các chất béo: (1) (C17H33COO)3C3H5; (2) (C15H31COO)3C3H5; (3) (C17H35COO)3C3H5; (4

(C17H31COO)3C3H5. Các chất béo rắn (ở điều kiện thường) là:

A. (1), (3), (4)

B. (2), (3)
C. (1), (4)
D. (2), (3), (4)
Câu 11:

Một đoạn mạch xenlulozơ có khối lượng là 48,6 mg. Số mắt xích glucozơ (C6H10O5) có trong đoạn mạch đó là:

A. 1,807.1020

B. 1,626.1020

C. 1,807.1023

D. 1,626.1023

Câu 12:

Dãy các chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

A. Glucozơ, fructozơ

B. Glucozơ, saccarozơ

C. Tinh bột, saccarozơ

D. Xelulozơ, tinh bột
Câu 13:

Để phân biệt các dung dịch etyl axetat, glucozơ, saccarozơ có thể dung thuốc thử nào?

A. AgNO3/NH3

B. Cu(OH)2/OH-
C. Nước brom
D. NaOH
Câu 14:

Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 78%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2thu được 350 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thêm được 100 gam kết tủa. Tính khối lượng tinh bột đã sử dụng?

A. 878g

B. 779g
C. 569g
D. 692g
Câu 15:
Số đồng phân amin bậc 2 ứng với CTPT C4H11N là

A. 3

B. 4
C. 5
D. 6
Câu 16:

Cho 6,84 gam hỗn hợp saccarozo và mantozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3thu được 1,08 gam Ag. Xác định số mol của mantozo trong hỗn hợp đầu?

A. 0,01mol

B. 0,015 mol
C. 0,005mol
D. 0,02 mol
Câu 17:
Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin (CH3NH2), sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 3,1 gam.
B. 6,2 gam.
C. 4,65 gam.
D. 1,55 gam.
Câu 18:

Cho hỗn hợp X gồm 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và 0,1 mol H2N(CH2)4CH(NH2)COOH (lysin) vào 250 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y. Cho HCl dư vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol HCl đã phản ứng là :

A. 0,75.

B. 0,65.
C. 0,70.
D. 0,85.
Câu 19:

Dãy chất nào sau đây sắp xếp theo thứ tự lực bazơ tăng?

A. C6H5NH2, CH3NH2, NH3, (CH3)2NH

B. C6H5NH2, NH3, CH3NH2, (CH3)2NH

C. C6H5NH2, NH3, (CH3)2NH, CH3NH2

D. CH3NH2, NH3, C6H5NH2, (CH3)2NH

Câu 20:

Hợp chất CH3-NH-CH2CH3 có tên là:

A. Etyl metyl amin

B. Etyl metan amin

C. Metyl etan amin

D. Metyl etyl amin
Câu 21:
Amino axit nào sau đây có tên thường là glixin?

A. CH2(NH2)CH2COOH

B. CH3CH(NH2)COOH

C. NH2CH2COOH

D. CH3CH2CH(NH2)COOH
Câu 22:

Cho các chất: C2H5NH2, C6H5NH2, NH3, H2NCH2COOH, NaOH, H2N(CH2)4CH(NH2)COOH. Số chất làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

A. 2

B. 3
C. 4
D. 5
Câu 23:

X là một α - amino axit có 1 nhóm -NH2, 1 nhóm -COOH và có mC : mO = 3 : 2. CTCT của X là:

A. CH2(NH2)CH2COOH
B. CH3CH(NH2)COOH
C. CH2(NH2)CH2CH2COOH
D. CH3CH2CH(NH2)COOH
Câu 24:

Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?

A. H2N-CH2CH2-CONH-CH2CH2COOH

B. H2N-CH(CH3)-CONH-CH2COOH

C. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH

D. H2N-CH2-CONH-CH(CH3)CH2-COOH

Câu 25:

X là hợp chất hữu cơ chứa C, H, N ; trong đó nitơ chiếm 15,054% về khối lượng. X tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Công thức của X là :

A. CH3C6H4NH2.

B. C6H5NH2.

C. C6H5CH2NH2.

D. C2H5C6H4NH2.
Câu 26:

Tơ visco thuộc loại tơ nào dưới đây?

A. Tơ nhân tạo

B. Tơ thiên nhiên.
C. Tơ tổng hợp
D. Tơ polieste.
Câu 27:

Chất nào dưới đây không tham gia phản ứng trùng hợp?

A. Stiren

B. Axit α-aminopropionic

C. Vinyl clorua

D. Axit acrylic
Câu 28:

Polime X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X là :

A. –CH2–CHCl– .

B.–CH=CCl– .

C.–CCl=CCl– .

D. –CHCl–CHCl– .
Câu 29:

Cứ 5,668 gam cao su buna – S phản ứng vừa hết với 3,642 gam brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butadien và stiren trong cao su buna – S là:

A.    1 : 4

B.    2 : 3

C.    1 : 5

D.    1 : 2

Câu 30:

Hòa tan 4,76 gam hỗn hợp Zn, Al có tỉ lệ mol 1:2 trong 400ml dung dịch HNO3 1M vừa đủ, được dung dịch X chứa m gam muối khan và thấy có khí thoát ra. Giá trị của m là:

A. 25,8 gam

B. 26,9 gam
C. 27,8 gam
D. 28,8 gam