Đề kiểm tra học kì 1 Hóa 12 có đáp án (Mới nhất) (Đề 6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Thủy phân tristearin ((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là

A. C2H3COONa.

 B. HCOONa.

C. C17H33COONa.

D. C17H35COONa.
Câu 2:
Số nguyên tử oxi trong phân tử glucozơ là

A. 12.

B. 6.
C. 5.
D. 10
Câu 3:

Cho 3 chất: Glucozơ, axit axetic, glixerol. Để phân biệt 3 chất trên chỉ cần dùng 2 hoá chất là

A. Dung dịch Na2CO3 và Na.

B. quỳ tím và dung dịch AgNO3/ NH3, đun nóng.

C. Dung dịch NaHCO3 và dung dịch AgNO3.

D. Quỳ tím và Na.

Câu 4:

Phản ứng nào không thể hiện tính khử của glucozơ?

A. Phản ứng tráng gương glucozơ.

B. Cho glucozơ cộng H2 (Ni, ).

C. Cho glucozơ cháy hoàn toàn trong oxi dư.

D. Cho glucozơ tác dụng với nước brôm.

Câu 5:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 0,5% vào ống nghiệm sạch.

Bước 2: Thêm 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc đều; gạn phần dung dịch, giữ lại kết tủa.

Bước 3: Thêm tiếp 2 ml dung dịch glucozơ 1% vào ống nghiệm, lắc đều.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Sau bước 3, kết tủa đã bị hòa tan, thu được dung dịch màu xanh lam.

B. Ở bước 2, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh.

C. Ở bước 3, glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic.

D. Thí nghiệm trên chứng minh glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề nhau.

Câu 6:

Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là

A. 0,20M.

B. 0,01M.
C. 0,02M.
D. 0,10 M.
Câu 7:

Polime nào sau đây thuộc loại polime bán tổng hợp?

A. Tơ visco.

B. Poli(vinyl clorua).

C. Polietilen.

D. Xenlulozơ.
Câu 8:

Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Polipropilen.

B. Poli(hexametylen- ađipamit).

C. Poli(metyl metacrylat).

D. Polietilen.
Câu 9:

Dãy nào sau đây gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?

A. etan, etilen, toluen

B. propilen, stiren, vinyl clorua

C. propan, etilen, stiren

D. stiren, clobenzen, isopren

Câu 10:

Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là

A. 1s22s22p63s2.

B. 1s22s22p53s2.

C. 1s22s22p43s1.

D. 1s22s22p63s1.
Câu 11:

Kết luận nào sau đây sai?

A. Các nguyên tố nhóm A có cấu hình e lớp ngoài cùng ns2 đều là các kim loại.

B. Nguyên tố có Z = 19 có bán kính lớn hơn nguyên tố có Z = 11

C. Li là kim loại có độ âm điện lớn nhất trong số các kim loại kiềm

D. Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại

Câu 12:

Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại?

A. Dẫn nhiệt

B. Cứng
C. Dẫn điện
D. Ánh kim
Câu 13:

Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là

A. 4

B. 3
C. 1
D. 2
Câu 14:

Một học sinh tiến hành thí nghiệm: Nhúng một thanh đồng vào dung dịch AgNO3, sau một lúc nhúng tiếp một thanh sắt vào dung dịch này đến phản ứng hoàn toàn. Sau khi thí nghiệm kết thúc, học sinh đó rút ra các kết luận sau :

(I) Dung dịch thu được sau phản ứng có màu xanh nhạt.

(II) Khối lượng thanh đồng bị giảm sau phản ứng.

(III) Khối lượng thanh sắt tăng lên sau phản ứng.

Kết luận không đúng là

A. (I).

B. (II).
C. (III).
D. (I) (II) và (III)
Câu 15:

Có các phát biểu sau:

(1) Hợp kim thép (Fe-C) ít bị ăn mòn hơn sắt.

(2) Hợp kim Al-Cu-Mn-Mg nhẹ và cứng, dùng trong chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ.

(3) Hợp kim vàng tây (Au-Ag-Cu) cứng hơn vàng nguyên chất.

(4) Hợp kim Bi-Pb-Sn có nhiệt độ nóng chảy rất cao.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. l.

B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác

B. Không có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo và ánh kim 

C. Hay bị gỉ, mềm, chịu nhiệt tốt, chịu ma sát tốt

D. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa hai kim loại cơ bản

Câu 17:

Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?

A. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.

B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.

C. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.

D. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl.

Câu 18:

Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là chất nào sau đây ?

A. H2SO4

B. MgSO4
C. NaOH
D. CuSO4
Câu 19:

Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất

A. khử

B. cho proton
C. bị khử
D. nhận proton
Câu 20:
Để điều chế Al kim loại ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau đây?

A. Dùng Zn đẩy AlCl3 ra khỏi muối

B. Dùng CO khử Al2O3

C. Điện phân nóng chảy Al2O3

D. Điện phân dung dịch AlCl3

Câu 21:

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A. Glyxin.

B. Metylamin.
C. Anilin.
D. Glucozơ.
Câu 22:

Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin nào sau đây thoả mãn tính chất của X?

A. đimetylamin

B. benzylamin
C. metylamin
D. anilin
Câu 23:

Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HC1, tạo ra 9,55 gam muối, số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là

A. 5.

B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 24:

Số nguyên tử oxi trong phân tử axit glutamic là

A. 1.

B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 25:

Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, tạo ra 8,16 gam muối. Giá trị của m là

A. 7,2.

B. 4.8.
C. 5.6.
D. 6,4
Câu 26:

Chất có phản ứng màu biure là

A. saccarozơ

B. anbumin (protein)

C. tinh bột

D. chất béo
Câu 27:

Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nỗi lên là do

A. phản ứng thủy phân của protein.

B. phản ứng màu của protein,

C. sự đông tụ của lipit.

D. sự đông tụ của protein do nhiệt độ.

Câu 28:

Cho một pentapeptit (A) thỏa điều kiện: Khi thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các amino axit gồm: 3 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin. Mặt khác khi thủy phân không hoàn toàn peptit A, ngoài thu được các amino axit thì còn thu được 2 đipeptit là Ala-Gly; Gly-Ala và 1 tripeptit là Gly- Gly-Val. Công thức cấu tạo của A là

A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val.

B. Gly-Ala-Gly-Gly-Val.

C. Gly-Gly-Ala-Gly-Val.

D. Gly-Ala-Gly-Val-Gly.
Câu 29:

Nhóm kim loại không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nguội là

A. Fe, Cr, Al.

B. Cr, Pb, Mn.

C. Al, Ag, Pb.

D. Ag, Pt, Au.
Câu 30:

Cho 0,1 mol phenyl axetat tác dụng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn khan thu được là

A. 16,2 gam.

B. 22,0 gam.
C. 19,8 gam.
D. 23,8 gam.