Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Đâu là hoạt động được tiến hành trong phòng thí nghiệm?
A. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật và các thiết bị an toàn.
B. Tiến hành thí nghiệm theo các bước và thu thập thông tin.
C. Xử lí số liệu và viết báo cáo thí nghiệm.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 2:
Cho các nhận định sau, hãy chọn nhận định chính xác?
A. Ribosome thuộc cấp tổ chức tế bào trong cơ thể.
B. Tập hợp nhiều mô cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành tế bào.
C. Hệ sinh thái là cấp tổ chức sống cao nhất của thế giới sống.
D. Quần xã là một trong các cấp tổ chức chính.
Câu 3:
Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào?
A. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.
B. Tế bào là đơn vị chức năng của mọi vật.
C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

D. Hầu hết các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

Câu 4:
Chất nào sau đây chiếm khối lượng chủ yếu của tế bào?
A. Nước.
B. Lipid.
C. Protein.
D. Carbohydrate.
Câu 5:
Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào
A. số lượng nguyên tử carbon có trong phân tử đường đó.
B. số lượng liên kết glycosidic giữa các đơn phân.
C. số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó.

D. số lượng phân tử glucose có trong phân tử đường đó.

Câu 6:
Các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide tạo thành
A. acid béo.
B. chuỗi polypeptide.
C. polysaccharide.
D. polynucleotide.
Câu 7:
Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về tế bào nhân sơ
A. Có kích thước nhỏ.
B. Không có các bào quan như bộ máy Gôngi, lưới nội chất.
C. Không có chứa phân tử AND.
D. Nhân chưa có màng bọc.
Câu 8:
Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là
A. giúp vi khuẩn di chuyển.
B. chứa vật chất di truyền.
C. duy trì hình dạng tế bào.
D. dự trữ các chất.
Câu 9:
Trong tế bào nhân thực, bào quan nào sau đây không có màng bao bọc?
A. Lysosome.
B. Không bào.
C. Ti thể.
D. Ribosome.
Câu 10:
Nhận định nào sau đây đúng khi nói về vi khuẩn?
A. Nhân được phân cách với các phần còn lại của tế bào bởi màng nhân.
B. Vật chất di truyền là DNA không kết hợp với protein histone.
C. Nhân có chứa phân tử DNA dạng vòng.
D. Vùng nhân không chứa vật chất di truyền.
Câu 11:
Trên màng lưới nội chất trơn có chứa loại chất nào sau đây?
A. Enzyme.
B. Hormone.
C. Kháng thể.
D. ATP.
Câu 12:
Chức năng của bộ máy Golgi trong tế bào là?
A. Tiếp nhận các sản phẩm từ lưới nội chất.
B. Phân phối sản phẩm đến các vị trí khác.
C. Biến đổi và đóng gói các sản phẩm.
D. Tất cả các chức năng trên.
Câu 13:
Tế bào vi khuẩn không có thành phần nào sau đây?
A. Vùng nhân.
B. Ti thể.
C. Màng sinh chất.
D. Thành tế bào.
Câu 14:
Bào quan nào sau đây không có ở tế bào thực vật?
A. Bộ máy Golgi.
B. Lysosome.
C. Peroxisome.
D. Ribosome.
Câu 15:
Điểm giống nhau giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là?
A. Đều chứa sắc tố quang hợp.
B. Đều chứa nhiều loại enzyme hô hấp.
C. Đều được bao bọc bởi lớp màng kép.
D. Đều chứa nhiều phân tử ATP.
Câu 16:
Quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào gồm hai mặt là
A. hấp thụ và bài tiết.
B. đồng hóa và dị hóa.
C. xuất bào và nhập bào.
D. ẩm bào và thực bào.
Câu 17:
Hiện tượng thẩm thấu là
A. sự khuếch tán của các chất qua màng.
B. sự khuếch tán của các ion qua màng.
C. sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng.
D. sự khuếch tán của các chất tan qua màng.
Câu 18:
Adenosine triphosphate là tên đầy đủ của hợp chất nào sau đây?
A. ADP.
B. AMP.
C. ATP.
D. Cả 3 hợp chất trên.
Câu 19:
Khi cơ chất liên kết với trung tâm hoạt động của enzyme sẽ
A. tạo ra các sản phẩm trung gian.
B. tạo ra phức hệ enzyme – cơ chất.
C. tạo ra sản phẩm cuối cùng.
D. giải phóng enzyme khỏi cơ chất.
Câu 20:
Năng lượng ánh sáng trong quá trình quang hợp sẽ được tích lũy dưới dạng nào ở trong tế bào?
A. Nhiệt năng.
B. Cơ năng.
C. Hóa năng.
D. Năng lượng ánh sáng đã bị tiêu hao hết.
Câu 21:
Quá trình phân giải hiếu khí không có đặc điểm nào sau đây?
A. Là sự phân giải chất hữu cơ khi không có oxygen.
B. Là sự phân giải chất hữu cơ khi có oxygen.
C. Sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.
D. Tạo ra năng lượng ATP.
Câu 22:
Tế bào đích phát hiện ra các phân tử tín hiệu từ bên ngoài tế bào là đặc điểm của giai đoạn nào trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào?
A. Giai đoạn tiếp nhận.
B. Giai đoạn truyền tin.
C. Giai đoạn biến đổi.
D. Giai đoạn đáp ứng.
Câu 23:
Để gây hiện tượng co nguyên sinh, người ta cho tế bào vào trong môi trường
A. có chứa hàm lượng đường thấp hơn so với tế bào.
B. có chứa hàm lượng muối NaCl thấp hơn so với tế bào.
C. có chứa hàm lượng chất tan cao hơn so với tế bào.
D. có chứa hàm lượng nước cao hơn so với tế bào.
Câu 24:
Cho các kí hiệu sau: E – Enzyme, S – Cơ chất, P – Sản phẩm. Sơ đồ nào sau đây là đúng với cơ chế xúc tác của enzyme?
A. S + E → ES → EP → E + P.
B. P + E → PE → ES → E + S.
C. S + E → EP → E + P.
D. P + E → ES → E + S.
Câu 25:
Loài nào sau đây là vi khuẩn hóa tổng hợp?
A. Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục.
B. Vi khuẩn lam.
C. Escherichia coli.
D. Nitrosomonas.
Câu 26:
Nhận định nào đúng trong các nhận định sau đây?
A. Chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở chất nền ti thể.
B. Sau khi hình thành từ quá trình đường phân, hai phân tử pyruvic acid sẽ được chuyển vào chất nền ti thể.
C. Acetyl – CoA là nguyên liệu trực tiếp tham gia vào chuỗi chuyền electron.
D. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng của phân tử glucose được giải phóng một cách ồ ạt trong các giai đoạn khác nhau.
Câu 27:
Ở giai đoạn đường phân, tổng số phân tử ATP thu được khi phân giải 10 phân tử glucose là
A. 40.
B. 28.
C. 20.
D. 36.
Câu 28:
Điều nào sau đây là ý nghĩa của quá trình truyền tin giữa các tế bào?
A. Giúp các tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất.
B. Giúp tăng các hoạt động sống trong cơ thể.
C. Giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống một cách chính xác.
D. Giúp tế bào liên tục thực hiện chuyển hóa năng lượng.