Đề thi cuối kì 2 Hóa 12 có đáp án (Đề 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phương pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng chất khử như CO, C, H2, Al để khử ion kim loại trong

A.oxit kim loại.

B.bazơ.

C. dung dịch muối.

D. hợp kim.

Câu 2:
Khi tham gia phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại IA có xu hướng

A. dễ nhường 1 electron.

B. dễ nhận thêm 1 electron.

C. dễ nhường 2 electron.

D. dễ nhận thêm 2 electron.

Câu 3:

Dung dịch chứa các ion: Mg2+, Ca2+, SO42-thuộc loại nước gì?

A. Nước cứng vĩnh cửu.

B. Nước cứng tạm thời.

C. Nước cứng toàn phần.

D. Nước mềm.

Câu 4:
Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn chứa

A. Al2O3.

B. Fe2O3.

C. Al.

D. FeO.

Câu 5:
Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình electron của Fe là

A. 1s22s22p63s23p63d64s2.

B. 1s22s22p63s23p63d8.

C. 1s22s22p63s23p63d74s1.

D. 1s22s22p63s23p64s23d6.

Câu 6:
Thành phần chính của quặng hematit đỏ là

A. Fe2O3.

B. FeCO3.

C. FeS2.

D. Fe3O4.

Câu 7:
Gang, thép có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Gang xám được dùng đúc bệ máy, ống dẫn nước, cánh cửa … trong khi gang trắng chủ yếu được dùng để luyện thép. Thép được sử dụng nhiều trong xây dựng, chế tạo công cụ, máy chuyên dụng, dùng làm dụng cụ gia đình hay dụng cụ y tế … Thành phần chính của gang, thép là

A. Fe.

B. C.

C. Mn.

D. Si.

Câu 8:
Cho biết Cr (Z = 24). Vị trí của Cr trong bảng tuần hoàn là

A. chu kì 4, nhóm VIB.

B. chu 4, nhóm VIIIB.

C. chu kì 3, nhóm VIA.

D. chu kì 3, nhóm VIB.

Câu 9:

Hiện tượng Trái Đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu do chất nào sau đây?

A. Khí CO2.

B. Khí Cl2.

C. Khí HCl.

D. Khí CO.

Câu 10:

Mưa axit chủ yếu là do những chất sinh ra trong quá trình xản xuất công nghiệp nhưng không được xử lý triệt để. Đó là những chất nào sau đây ?

A. SO2và NO2.

B. H2S và Cl2.

C. NH3và HCl.

D. CO2và SO2.

Câu 11:
Những người làm việc trong các hầm mỏ có thể bị ngạt thở do một loại khí X gây ra. Khí này kết hợp với Hemolobin trong máu gây cản trở sự vận chuyển khí oxi cho quá trình hô hấp. Nếu lượng khí này nhiều sẽ gây tử vong. Khí X là

A. CO.

B. CO2.

C. Cl2.

D. NH3.

Câu 12:

Người hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là

A. Nicotin.

B. Morphin.

C. Cocain.

D. Heroin.

Câu 13:
Dãy các kim loại được điều chế bằng phương pháp thủy luyện là

A. Ni, Pb, Fe, Ag.

B. Cu, Ni, Fe, Ca.

C. Cu, Ag, Fe, K.

D. Cu, Pb, Hg, Mg.

Câu 14:
Trong quá trình điện phân nóng chảy CaCl2, phản ứng nào sau đây xảy ra ở cực âm (catot)?

A. Ca2+ + 2e Ca.

B. 2Cl- Cl2+ 2e.

C. 2Cl- + 2e Cl2.

D. Ca2+ Ca + 2e.

Câu 15:
Cho sơ đồ phản ứng: KHCO3+ KOH X + H2O. X là hợp chất

A. K2CO3.

B. KOH.

C. Na2CO3.

D. NaCl.

Câu 16:
Vôi sống được sử dụng trong xử lý nước và nước thải để làm giảm độ chua, để loại bỏ các tạp chất phốtphatvà các tạp chất khác; trong nông nghiệp để cải thiện độ chua của đất. Nó là chất khử nước và được sử dụng để làm tinh khiết axít citricglucoza, các thuốc nhuộmvà làm chất hấp thụ CO2. Nó cũng được sử dụng trong công nghiệp sản xuất đồ gốmxi măngsơnvà công nghiệp thực phẩm, …Công thức hóa học của vôi sống là

A. CaO.

B. MgCO3.

C. CaCO3.

D. Ca(OH)2.

Câu 17:
Chất nào sau đây là một hidroxit lưỡng tính?

A. Al(OH)3.

B. Fe(OH)3.

C. Cr(OH)2.

D. Al2O3.

Câu 18:
Khi tác dụng với chất nào sau đây sắt sẽ thể hiện hóa trị II?

A. S.

B. Cl2.

C. Dung dịch AgNO3 dư.

D. HNO3loãng, dư.

Câu 19:
Cho kim loại Fe2O3tác dụng với dung dịch H2SO4đặc, nóng, vừa đủ. Sản phẩm thu được của phản ứng gồm các chất

A. Fe2(SO4)3, H2O .

B. FeSO4, Fe2(SO4)3, H2O.

C. FeSO4, H2O .

D. Fe2(SO4)3, SO2và H2O.

Câu 20:

Để bảo quản dung dịch Fe2+ người ta thường cho vào dung dịch Fe2+ một lượng

A. Fe dư.

B. Zn dư.

C. Al dư.

D. Ag dư.

Câu 21:
Cr2O3là một oxit

A. lưỡng tính.

B. axit.

C. bazo.

D. trung tính.

Câu 22:
Các số oxi hoá đặc trưng của crom trong hợp chất là:

A. +2, +3, +6.

B. +1, +3, +4, +6.

C. +1, +2, +4,+6.

D. +2, +4, +6.

Câu 23:

Để phân biệt CO2 và SO2chỉ cần dùng thuốc thử là

A. nước brom.

B. dung dịch Ba(OH)2.

C. CaO.

D. dung dịch NaOH.

Câu 24:
Sau tiết thực hành hóa học, trong nước thải phòng thực hành có chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+,... Dùng chất nào sau đây có thể xử lí sơ bộ nước thải nêu trên?

A. Nước vôi trong dư.

B. Etanol dư.

C. Giấm ăn dư. 

D. Dung dịch HNO3loãng dư.

Câu 25:
Điện phân nóng chảy 14,25 gam MgCl2bằng dòng điện một chiều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng kim loại đã sinh ra tại catôt của bình điện phân là

A. 3,6 gam.

B. 2,4 gam.

C. 4,8 gam.

D. 7,2 gam.

Câu 26:
Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí CO2(ở đktc) vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong dung dịch X là

A. 26,5 gam.

B. 21,2 gam.

C. 31,8 gam.

D. 15,9 gam.

Câu 27:
Hòa tan 4,86 gam Al tan trong dung dịch HCl dư thu được V lít khí hiđro (ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m và V là

A. 24,030 gam và 6,048 lít.

B. 12,015 gam và 6,048 lít.

C. 24,030 gam và 4,032 lít.

D. 12,015 gam và 4,032 lít.

Câu 28:

Cho phương trình hoá học:

a FeO + b H2SO4đặc Cho phương trình hoá học: a FeO + b H2SO4đặcc Fe2(SO4)3+ d SO2+  e H2O. (a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản). Tỉ lệ tối giản của a và b là (ảnh 1)c Fe2(SO4)3+ d SO2+ e H2O.

(a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản). Tỉ lệ tối giản của a và b là

A. 1:2.

B. 2:3.

C. 2:4.

D. 1:3.

Câu 29:
Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch chứa 65g FeCl3cho đến khi thu được kết tủa có khối lượng không đổi thì ngưng lại. Khối lượng kết tủa là

A. 42,8 gam.

B. 21,4 gam.

C. 32,1 gam.

D. 53,5 gam.

Câu 30:
Oxi hóa hoàn toàn 3,12 gam crom trong oxi không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam crom (III) oxit. Giá trị của m là

A. 4,56.

B. 9,12.

C. 13,68.

D. 18,24.

Câu 31:
Phát biểu đúng trong các phát biểu sau?

A. Cr2O3tan được trong dung dịch HCl và dung dịch NaOH đặc nóng.

B. Nguyên tắc điều chế kim loại là oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử.

C. Để điều chế Na, người ta điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

D. Có thể làm mất tính cứng cứng toàn phần của nước bằng cách đun sôi.

Câu 32:
Thí nghiệm nào sau đây thu được 2 muối?

A. Cu + FeCl3(1 : 2).

B. FeO + H2SO4đặc.

C. CO2+ NaOH (1 : 2)

D. Al2O3+ HCl.

Câu 33:
Điện phân hoàn toàn 200ml dung dịch CuSO41,5M đến khi catot bắt đầu thoát khí thì dừng lại. Khối lượng dung dịch giảm

A. 24,0 g.

B. 28,8 g.

C. 19,2 g.

D. 25,6 g.

Câu 34:
Cho m gam hỗn hợp Na và Al có tỉ lệ mol 3 : 5 vào nước dư thu được 13,44 lít khí H2(đktc) và một chất rắn không tan. Giá trị của m là

A. 5,40.

B. 2,70.

C. 4,05.

D. 20,4.

Câu 35:
Sục từ từ đến dư CO2vào một cốc đựng dung dịch Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình bên. Khi lượng CO2đã sục vào dung dịch là 0,85 mol thì lượng kết tủa đã xuất hiện là mgam. Giá trị của m

A. 45 gam.

B. 40 gam.

C. 55 gam.

D. 35 gam.

Câu 36:

Dùng 5,376 lít khí CO (đktc) có thể khử hoàn toàn 13,92 gam một oxit sắt. Công thức oxit sắt là

A. Fe3O4.

B. Fe2O3.

C. FeO.

D. FeO3
Câu 37:

Hòa tan hết 12 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4bằng dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4và 0,5 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO2(không còn sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau.

- Phần một tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 0,38M, thu được 6,42 gam một chất kết tủa.

- Phần hai tác dụng với dung dịch Ba(OH)2dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với

A. 21,28.

B. 20,62.

C. 20,21.

D. 40,42.

Câu 38:

Kali đicromat tác dụng với HCl đặc theo phương trình hóa học sau:

K2Cr2O7+ 14HCl → 2KCl + 2CrCl3+ 3Cl2+ 7H2O.

Thể tích khí clo thu được là bao nhiêu lít (đktc) nếu tiến hành khử hết 19,11 gam K2Cr2O7?

A. 4,368 lít.

B. 8,736 lít.

C. 2,912 lít.

D. 5,824 lít.

Câu 39:

Trộn 10,17 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2và Al với 4,64 gam FeCO3được hỗn hợp Y. Cho Y vào lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,56 mol KHSO4được dung dịch Z chứa 83,41 gam muối sunfat trung hòa và m gam hỗn hợp khí T trong đó có chứa 0,01 mol H2. Thêm NaOH vào Z đến khi toàn bộ muối sắt chuyển hết thành hiđroxit và ngừng khí thoát ra thì cần 0,57 mol NaOH, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 11,5 gam chất rắn. Giá trị m là

A. 3,76.

B. 3,22.

C. 3,46.

D. 3,42.

Câu 40:

Cho các phát biểu sau:

(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ) có màng ngăn, thu được khí H2ở anot.

(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3và CuO đun nóng, thu được Al và Cu.

(c) Hỗn hợp Fe2O3và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư.

(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.

(e) Cho dung dịch AgNO3dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn chỉ có AgCl.

(f) Trong tự nhiên, các kim loại Na, Ba, K đều tồn tại ở dạng đơn chất.

(g) Khi cho CrO3là một oxit axit, tác dụng với nước chỉ tạo thành 1 loại axit.

Số phát biểu sai

A. 6.

B. 7.

C. 4.

D. 5.