Đề thi cuối kì 2 Hóa 12 có đáp án (Đề 10)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh hơn Cr?
A. Zn.
B. Fe.
C. Cu.
D. Ag.
Hợp chất nào sau đây có màu da cam?
A. K2CrO4.
B. Cr(OH)3.
C. Cr2O3.
D. K2Cr2O7.
Số oxi hóa của kim loại kiềm trong hợp chất là
A. – 2.
B. +2.
C. +1.
D. – 1.
Thuốc thử để phân biệt 2 dung dịch FeCl3và FeCl2là
A. NaOH.
B. NaCl.
C. NaNO3.
D. HCl.
Phương trình hóa học điều chế Ag theo phương pháp thủy luyện là
A. Ag2S + O22Ag + SO2.
B. 2AgNO32Ag + 2NO2+ O2.
C. Cu + 2AgNO3Cu(NO3)2+ 2Ag.
D. 4AgNO3+2 H2O 4Ag + 4HNO3+ O2.
Kim loại nào sau đây không bị thụ động trong dung dịch HNO3đặc nguội?
A. Al.
B. Cu.
C. Cr.
D. Fe.
Kim loại sắt phản ứng được với dung dịch
A. FeCl2.
B. ZnSO4.
C. Fe2(SO4)3.
D. NaCl.
Chất nào sau đây làm mềm được nước cứng toàn phần?
A. CO2.
B. Na2CO3.
C. HCl.
D. NaCl.
Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn có
A. Al(OH)3.
B. Fe.
C. Fe2O3.
D. Al2O3.
Kim loại nào sau đây tan được trong dung dịch NaOH?
A. Mg.
B. Cu.
C. Fe.
D. Al.
Trong quá trình sản xuất gang trong lò cao, ở thân lò chủ yếu xảy ra phản ứng
A. đốt cháy than.
B. khử oxit sắt.
C. tạo thành xỉ.
D. phân hủy CaCO3.
Thành phần chính của quặng sắt nào sau đây chứa hợp chất của lưu huỳnh?
A. Hematit.
B. Xiđerit.
C. Manhetit.
D. Pirit.
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Ca.
B. Al.
C. Na.
D. Fe.
Cho 7,2 gam FeO tác dụng hết với dung dịch H2SO4đặc, nóng dư thu được V lít khí SO2(đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 2,24.
B. 1,12.
C. 3,36.
D. 4,48.
Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?
A. Cho thanh Fe nguyên chất vào dung dịch ZnSO4.
B. Cho thanh Zn nguyên chất vào dung dịch Cu(NO3)2.
C. Cho thanh Cu nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
D. Cho thanh nhôm nguyên chất vào dung dịch NaNO3.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. CrCl3vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
B. CrO3là oxit lưỡng tính và có tính oxi hóa mạnh.
C. Cr tan nhanh trong dung dịch HCl loãng, nguội.
D. NaCrO2bị khử bởi Cl2trong môi trường NaOH.
Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,2 mol CuSO4và 0,1 mol CuCl2với điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi anot thu được 3,36 lít khí (đktc) thì khối lượng catot tăng m gam. Giá trị của m là
A. 9,6.
B. 6,4.
C. 19,2.
D. 12,8.
Cho 120 ml dung dịch NaOH 1M vào 50 ml dung dịch AlCl30,7M, kết thúc phản ứng khối lượng kết tủa thu được là
A. 3,12 gam.
B. 2,34 gam.
C. 2,73 gam.
D. 1,56 gam.
Cho các chất rắn sau: Cr2O3, CrO3, Cr(OH)3, Al(OH)3, Al2O3. Số chất tan hết trong dung dịch NaOH loãng dư là
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Cho luồng khí CO (dư) đi qua hỗn hợp rắn X gồm MgO, CaO, Fe3O4, CuO đun nóng, kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp rắn Y. Số kim loại trong Y là
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Hấp thụ hết V lít CO2(đktc) vào nước vôi trong dư, kết thúc phản ứng thu được 8 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,896.
B. 3,584.
C. 1,344.
D. 1,792.
Sản phẩm của phản ứng (trong dung dịch) giữa Ca(OH)2và NaHCO3theo tỉ lệ mol 1:1 gồm:
A. 2 muối và không có nước.
B. 1 muối, 1 bazơ và không có nước.
C. 1 muối, 1 bazơ và nước.
D. 2 muối và nước.
Cho hỗn hợp gồm 6,4 gam Cu và 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4loãng dư, kết thúc phản ứng thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24.
B. 3,36.
C. 4.48.
D. 5,6.
Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch AlCl3vào dung dịch NaOH và lắc đều là
A. ban đầu kết tủa tan ngay, sau đó xuất hiện kết tủa.
B. ban đầu xuất hiện kết tủa sau tan hết.
C. ban đầu xuất hiện kết tủa, sau kết tủa tan một phần.
D. xuất hiện kết tủa tăng đến cực đại.
Ứng dụng nào của nhôm và hợp kim của nhôm không đúng?
A. Nhôm nhẹ, dẫn điện tốt nên được dùng làm dây dẫn điện thay cho đồng.
B. Nhôm và hợp kim của nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa.
C. Bột nhôm trộn với bột đồng oxit để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hàn đường ray.
D. Nhôm và hợp kim của nhôm được dùng trong xây dựng nhà cửa, trang trí nội thất.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaHSO4tác dụng với dung dịch BaCl2;
(b) Cho dung dịch NH3dư vào dung dịch AlCl3;
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3;
(d) Đun nóng dung dịch Ca(HCO3)2.
(e) Thổi khí CO2đến dư vào dung dịch NaAlO2.
Số thí nghiệm có tạo thành kết tủa sau khi kết thúc phản ứng là
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
Cho m gam Fe tác dụng với Cl2thu được 32,76 gam chất rắn X. X tan hết trong nước thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hết với lượng dư AgNO3thu được 94,4 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,7632.
B. 12,8800.
C. 7,2227.
D. 13,9466.
Hòa tan hết 6,279 gam một kim loại kiềm trong 161 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 13,8985 gam chất rắn khan. Kim loại kiềm là
A. Rb.
B. Li.
C. K.
D. Na.
Hòa tan hết Fe3O4vào dung dịch H2SO4loãng dư thu được dung dịch X. Cho dãy các chất sau: NaNO3, Cu, KMnO4, NaOH, BaCl2, số chất trong dãy tác dụng với dung dịch X là
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Hòa tan hết hỗn hợp gồm 5,4 gam Al và 5,6 gam Fe trong dung dịch HNO3loãng thu được dung dịch X chỉ chứa muối và hỗn hợp khí Y gồm 0,01 mol N2, 0,01 mol N2O và 0,14 mol NO. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, kết thúc các phản ứng thì có x mol NaOH phản ứng, thu được 9,68 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí, giá trị của x là
A. 1,07.
B. 0,84.
C. 0,87.
D. 1,04.