Đề thi cuối kì 2 Hóa 12 có đáp án (Đề 11)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Cho Fe tác dụng với lượng dư các dung dịch:
HNO3(loãng), H2SO4 (đặc, nóng), AgNO3, MgCl2, CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu trường hợp thu được muối sắt (II)?A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Nhiệt phân hoàn toàn 200 gam CaCO3, thu được m gam CaO. Giá trị của m là
A. 88.
B. 56.
C. 112.
D. 100.
Để phân biệt các dung dịch: AlCl3, FeCl3, FeCl2, MgCl2, có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4.
B. Na2SO4.
C. HCl.
D. NaOH.
Đặc điểm nào sau đây sai đối với kim loại nhôm?
A. Độ cứng cao.
B. Màu trắng bạc.
C. Hoạt động hóa học mạnh.
D. Dẫn điện tốt.
Công thức hóa học của kali cromat là
A. K2Cr2O7.
B. K2CrO4.
C. KCrO2.
D. H2Cr2O7.
Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch Na2CO3đến dư vào dung dịch BaCl2là
A. Có kết tủa trắng, sau đó tan.
B. Có kết tủa nâu đỏ.
C. Có sủi bọt khí và kết tủa trắng.
D. Có kết tủa trắng.
Trong số các chất: Na2SO4, Al, Al2O3, AlCl3, NaOH, có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch Ba(OH)2?
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3đặc, nóng, thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là
A. N2O.
B. H2.
C. NO2.
D. NO.
Phèn chua không được dùng để
A. thuộc da.
B. làm trong nước.
C. khử trùng nước.
D. cầm màu trong công nghiệp nhuộm.
Thành phần hóa học chính của quặng manhetit là
A. FeS2.
B. FeCO3.
C. Fe3O4.
D. Fe2O3.
Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch
A. AlCl3.
B. MgCl2.
C. CuSO4.
D. ZnCl2.
Các kim loại kiềm ở nhóm nào trong bảng hệ thống tuần hoàn?
A. IIIA.
B. IA.
C. VIIA.
D. IIA.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhôm dễ dàng oxi hóa ion H+trong dung dịch HCl tạo thành H2.
B. Bột nhôm cháy trong không khí cho ngọn lửa sáng chói và tỏa nhiều nhiệt.
C. Dung dịch nước vôi trong có tính kiềm mạnh, làm quỳ tím hóa xanh.
D. Kim loại natri, kali phản ứng mạnh với nước ngay ở nhiệt độ thường.
Chất X là chất rắn, màu lục thẫm, không tan trong nước, được dùng để tạo màu lục cho đồ gốm sứ, đồ thủy tinh. Chất X là
A. Cr2O3.
B. Cr(OH)3.
C. CrO3.
D. CrO.
Phản ứng nào sau đây sai?
A. BaCl2+ 2NaOH Ba(OH)2+ 2NaCl.
B. Ca(HCO3)2CaCO3+ CO2+ H2O.
C. CaCO3+ CO2+ H2O → Ca(HCO3)2.
D. Na2O + H2O → 2NaOH.
Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3thành K2CrO4bằng Cl2khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2và KOH tương ứng cần dùng là
A. 0,015 mol và 0,04 mol.
B. 0,015 mol và 0,08 mol.
C. 0,03 mol và 0,08 mol.
D. 0,03 mol và 0,04 mol.
Cho sơ đồ phản ứng: Fe2O3+ X Fe + H2O. X là
A. CO.
B. Mg.
C. Al.
D. H2.
Nguyên tố nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Na.
B. K.
C. Ca.
D. Li.
Trung hòa 200 ml dung dịch NaOH 0,02 M cần V ml dung dịch H2SO40,01 M. Giá trị của V là
A. 300.
B. 200.
C. 400.
D. 100.
Tính chất vật lý nào dưới đây không phải của sắt?
A. Có tính nhiễm từ.
B. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn.
C. Kim loại nặng, khó nóng chảy.
D. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa FeO, Fe2O3và Fe3O4cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 0,82 mol HCl, thu được dung dịch Y có chứa 32,50 gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 21,09.
B. 26,92.
C. 22,45.
D. 23,92.
Cho hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3, thu được chất rắn X và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp T chứa 3 chất rắn. Trong dung dịch Y có các cation nào?
A. Mg2+, Al3+, Fe3+, Ag+.
B. Mg2+, Al3+, Fe2+, Fe3+.
C. Mg2+, Al3+, Fe2+, Fe3+, Ag+.
D. Mg2+, Fe3+, Ag+.
Cho 5,6 gam bột Fe phản ứng hoàn toàn với 250 ml dung dịch AgNO31M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 22,5.
B. 24,2.
C. 18,0.
D. 21,1.
Cho các phát biểu sau:
(a)Các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất trong tự nhiên.
(b)Bột nhôm tự bốc cháy trong khí clo.
(c)Nhôm tác dụng mạnh với dung dịch H2SO4đặc, nóng và HNO3đặc, nóng.
(d)Có thể dùng Na2CO3hoặc NaOH để làm mềm nước có tính cứng tạm thời.
(e)Có thể điều chế Al(OH)3bằng cách cho lượng dư dung dịch HCl phản ứng với NaAlO2.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Hòa tan m gam tinh thể FeSO4.7H2O vào nước rồi thêm dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam oxit. Giá trị của m là
A. 4,56.
B. 5,56.
C. 10,2.
D. 3,04.
Hỗn hợp X gồm R2CO3, MCO3. Cho a gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Kết quả của biểu thức “T = m – a” là
A. 3,1.
B. 3,2.
C. 3,3.
D. 3,0.
Trộn 240 gam Fe2O3với 108 gam Al rồi nung ở nhiệt độ cao (không có không khí). Hỗn hợp thu được sau phản ứng đem hòa tan vào dung dịch NaOH dư, thu được 53,76 lít khí (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là
A. 12,5%.
B. 60%.
C. 80%.
D. 90%.
Có các thí nghiệm sau (các phản ứng xảy ra hoàn toàn):
(a)Cho hỗn hợp Na và Al (tỉ lệ mol 2 : 1) vào nước dư.
(b)Cho CrO3vào nước dư.
(c)Cho hỗn hợp BaO và Na2CO3(tỉ lệ mol 1: 1) vào nước dư.
(d)Cho x mol hỗn hợp Fe2O3và Cu (tỉ lệ mol 1: 1) vào dung dịch chứa 3x mol HCl.
(e)Cho x mol khí CO2vào dung dịch chứa 2x mol NaOH.
(f)Cho x mol Na vào dung dịch chứa x mol CuSO4.
Số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai chất tan là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 10,95 gam X vào nước, thu được 0,56 lít khí H2(đktc) và dung dịch Y chứa 10,26 gam Ba(OH)2. Cho toàn bộ Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)30,25M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 29,52.
B. 27,96.
C. 36,51.
D. 14,76.
A. 32,50.
B. 25,40.
D. 16,25.