Đề thi cuối kì 2 Hóa 12 có đáp án (Đề 12)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Ion M2+có cấu hình electron: 1s²2s²2p63s²3p63d6. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 4, nhóm IIA.
B. Chu kì 4, nhóm VIIIB.
C. Chu kì 4, nhóm IIB.
D. Chu kì 4, nhóm VIIIA.
Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A. Ca + 2H2OCa(OH)2+ H2.
B. 2Al + Fe2O3Al2O3+ 2Fe.
C. 4Cr + 3O22Cr2O3.
D. 2Fe + 3H2SO4(loãng)Fe2(SO4)3+ 3H2.
Hiện tượng khi cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch FeCl3là
A. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
B. có kết tủa màu nâu đỏ, sau đó tan trong NaOH dư.
C. có kết tủa màu trắng hơi xanh sau đó chuyển dần thành màu nâu đỏ.
D. xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh.
Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng 5,36 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3(nung nóng), thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH)2dư, thu được 9,25 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là
A. 3,88.
B. 3,75.
C. 2,48.
D. 3,92.
Hoà tan hết 5,00 gam hỗn hợp gồm Na2CO3và CaCO3bằng dung dịch HCl thu được 1,12 lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối có khối lượng
A. 11,100 gam.
B. 5,55gam.
C. 5,825 gam.
D. 7,800 gam.
Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. CrO3.
B. Fe2O3.
C. FeO.
D. Cr2O3.
Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
A. CO và CH4.
B. CH4và NH3.
C. SO2và NO2.
D. CO và CO2.
Cho các ion sau: Mg2+, Na+, Fe3+, Cu2+. Ion có tính oxi hóa yếu nhất là
A. Fe3+.
B. Mg2+.
C. Cu2+.
D. Na+.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a). Cho Fe tác dụng với dung dịch CuSO4dư.
(b). Hòa tan hoàn toàn Fe3O4trong dung dịch HCl.
(c). Cho Fe vào dung dịch AgNO3lấy dư.
(d). Cho Fe dư vào dung dịch HNO3loãng.
Số thí nghiệm khi kết thúc phản ứng thu được hai muối là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Dãy gồm các nguyên tố thụ động trong H2SO4đặc, nguội và HNO3đặc, nguội là
A. Al, Fe, Ag.
B. Fe, Cu, Cr.
C. Al, Fe, Cr.
D. Al, Cr, Cu.
Cho phản ứng sau: a K2Cr2O7+ b HCl → c KCl + d CrCl3+ e Cl2+ f H2O. (a, b, c, d, e, f là các số nguyên tối giản). Giá trị của b là
A. 12.
B. 16.
C. 14.
D. 10.
Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch nào sau đây sẽ không thu được kết tủa?
A. AlCl3.
B. FeCl2.
C. CuSO4.
D. Fe2(SO4)3.
Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn thu được
A. Fe.
B. Al2O3.
C. FeO.
D. Al .
Sục 26,88 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 1M và Ca(OH)21M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị của m là
A. 30.
B. 50.
C. 90.
D. 100.
Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là
A. moocphin.
B. aspirin.
C. nicotin.
D. cafein.
Điện phân muối clorua của một kim loại nhóm IIA nóng chảy, thu được 1,96 lít khí (đktc) ở anot và 2,1 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đem điện phân là
A. CaCl2.
B. SrCl2.
C. BaCl2.
D. MgCl2.
Hòa tan hoàn toàn m gam kim loại Fe trong dung dịch H2SO4đặc, đun nóng. Kết thúc phản ứng thấy thu được 4,032 lít khí SO2(đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là
A. 5,60.
B. 6,72.
C. 10,08.
D. 8,40.
Nguyên tố X có trong hemoglobin của máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống. Hàm lượng của X trong cơ thể người là rất ít, chiếm khoảng 0,004%. Nếu cơ thể thiếu X sẽ bị thiếu máu, nhất là phụ nữ có thai và trẻ em. Hằng ngày, mỗi người cần được cung cấp một lượng X là 10 – 30 miligram. Nguyên tố X là
A. Cu
B. Fe
C. Mg
D. Al
Cho 200 ml dung dịch AlCl31,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 7,8 gam. Giá trị lớn nhất của V là
A. 2,0.
B. 1,8.
C. 2,2.
D. 2,4.
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng pirit.
B. quặng đôlômit.
C. quặng boxit.
D. quặng manhetit.
Thạch cao nung dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương. Công thức phân tử của thạch cao nung là
A. CaSO4.H2O.
B. CaSO4.
C. CaSO4.2H2O.
D. CaSO4.5H2O.
Nước cứng là nước có chứa nhiều ion
A. Ca2+và K+.
B. Na+và Mg2+.
C. Na+và Ba2+.
D. Ca2+và Mg2+.
Nguyên tử các nguyên tố kim loại kiềm có số electron lớp ngoài cùng là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Trong các kim loại sau, kim loại cứng nhất là
A. Mn
B. Cr.
C. W.
D. Fe.
Cho sơ đồ phản ứng: NaHCO3+ X → Na2CO3+ H2O. X là chất nào sau đây?
A. K2CO3.
B. KOH.
C. HCl.
D. NaOH.
Dãy nào sau đây gồm các kim loại đều phản ứng dễ dàng với nước ở nhiệt độ thường?
A. Al, Na, K.
B. Na, Ba , K.
C. Be, Ca, Ba.
D. Mg, K, Na.
Cho dung dịch NaOH từ từ đến dư vào dung dịch CrCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. xuất hiện kết tủa keo trắng không tan.
B. xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó tan dần
C. xuất hiện kết tủa lục xám không tan.
D. xuất hiện kết tủa lục xám sau đó tan dần.
Nung hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA tới khối lượng không đổi thu được 2,24 lít CO2(đktc) và 11,4 gam hỗn hợp hai oxit. Hai kim loại đó là
A. Ca và Sr.
B. Be và Mg.
C. Sr và Ba.
D. Mg và Ca.
Crom bị oxi hóa lên mức oxi hóa nào khi tác dụng với dung dịch H2SO4loãng hoặc dung dịch HCl?
A. + 3.
B. + 2.
C. + 6.
D. + 4.
Cho hỗn hợp bột Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thoát ra 8,96 lít khí (đktc). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp đầu là
A. 5,4 gam Al và 8,4 gam Fe.
B. 10,8 gam Al và 5,6 gam Fe.
C. 5,4 gam Al và 2,8 gam Fe.
D. 5,4 gam Al và 5,6 gam Fe.
Cho mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+và HCO3–, Cl-. Hoá chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. Ca(OH)2.
B. H2SO4.
C. Na3PO4.
D. HCl.
Để phân biệt CO2 và SO2có thể dùng chất nào sau đây làm thuốc thử?
A. CaO.
B. Dung dịch Ba(OH)2.
C. Dung dịch NaOH.
D. Nước brom.
Thể tích H2(đktc) thu được khi cho 9,45 gam Al tác dụng với dung dịch H2SO4loãng, dư là
A. 7,84 lít.
B. 23,52 lít.
C. 5,27 lít.
D. 11,76 lít.
Cho 7,8 gam kim loại kali vào nước dư thu được dung dịch X. Thể tích dung dịch H2SO40,5M cần dùng để trung hòa hết dung dịch X là
A. 400 ml.
B. 800 ml.
C. 100 ml.
D. 200 ml.
Để phân biệt hai dung dịch AlCl3và Al2(SO4)3, có thể dùng chất nào sau đây?
A. NaOH.
B. Ba(OH)2.
C. HNO3.
D. AgNO3.
Hòa tan hoàn toàn m gam bột kim loại nhôm vào một lượng dung dịch axit nitric rất loãng có dư, thu được dung dịch A và 0,672 lít khí N2duy nhất (đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch A, đun nóng, thấy có 0,672 lít một khí duy nhất (đktc) mùi khai thoát ra. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là
A. 3,51.
B. 3,24.
C. 4,86.
D. 4,32.
Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Cu, Fe(NO3)2vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl thu được dung dịch Y và khí NO. Cho từ từ dung dịch AgNO3vào Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy đã dùng hết 0,58 mol AgNO3, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa và 0,448 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m gần nhất với:
A. 84.
B. 80.
C. 82.
D. 86.
Nung m gam hỗn hợp Al và Fe3O4trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu đươc dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít H2(đktc). Sục khí CO2dư vào dung dịch Y thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 45,6
B. 48,3
C. 36,7
D. 59,7
Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOyvà Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 26,23%
B. 75,14%
C. 45,71%
D. 57,14%
Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu (Fe chiếm 30% về khối luợng) bằng 50 ml dung dịch HNO363% (D= 1,38g/ml). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đựơc chất rắn X cân nặng 0,75m gam, dung dịch Y và 6,104 lít hỗn hợp khí NO và NO2(đktc). Cô cạn Y thu được khối lượng muối là
A. 75,150 gam.
B. 62,100 gam.
C. 37,575 gam.
D. 49,745 gam.