Đề thi cuối kì 2 Hóa 12 có đáp án (Đề 8)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3đặc, nóng là

A.6.

B.3.

C.5.

D.4.

Câu 2:
Hoà tan hoàn toàn Fe3O4trong dung dịch H2SO4loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1(trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X2chứa chất tan là

A.FeSO4.

B.Fe2(SO4)3và H2SO4.

C.Fe2(SO4)3.

D.FeSO4 và H2SO4.

Câu 3:
Nhóm mà tất cả các chất đều tan được trong nước tạo ra dung dịch kiềm là nhóm chất gồm

A.Na2O, K2O và BaO.

B.Na2O, Fe2O3 và BaO.

C.Na2O, K2O và MgO.

D.Al2O3, K2O và BaO.

Câu 4:
Cho kim loại M vào dung dịch Cu(NO3)2dư thu được chất rắn X. X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl. M là

A.K.

B.Fe.

C.Ag.

D.Mg.

Câu 5:
Cho các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là

A.5.

B.4.

C.2.

D.3.

Câu 6:
Nhúng một thanh kim loại R vào dung dịch chứa 0,03 mol CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh kim loại R ra khỏi dung dịch thì thấy khối lượng tăng 1,38 gam. Kim loại R là

A.nhôm.

B.magie.

C.kẽm.

D.sắt.

Câu 7:
Hỗn hợp X gồm Mg (0,10 mol), Al (0,04 mol) và Zn (0,15 mol). Cho X tác dụng với dung dịchHNO3loãng (dư), sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 13,23 gam. Số mol HNO3tham gia phản ứng là

A.0,6200 mol.

B.0,7750 mol.

C.1,2400 mol.

D.0,6975 mol.

Câu 8:
Phương trình hóa học nào sauđây làsai?

A.Fe + CuSO4→FeSO4+ Cu.

B.Cu + H2SO4→CuSO4+ H2.

C.2Na + 2H2O→2NaOH + H2.

D.Ca + 2HCl→CaCl2+ H2.

Câu 9:
Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4vào dung dịch Na2CrO4là:

A.Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

B.Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam.

C.Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.

D.Dung dịch chuyển từ màu vàng sang không màu.

Câu 10:
Có các nhận định về những hợp chất sắt(II) như sau:

(1) Sắt(II) oxit là chất rắn màu đen, có trong tự nhiên.

(2) Trong không khí, sắt(II) hiđroxit dễ bị oxi hóa thành sắt(III) hiđroxit.

(3) Đa số muối sắt(II) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước.

(4) Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt(II) là tính khử.

Số nhận định đúng là

A.3.

B.2.

C.4.

D.1.

Câu 11:
Khi điện phân CaCl2nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra

A.sự khử ion Ca2+.

B.sự oxi hóa ion Cl-.

C.sự khử ion Cl-.

D.sự oxi hóa ion Ca2+.

Câu 12:
Nhậnđịnh nào sauđây làsai?

A.Thép có hàm lượng sắt cao hơn gang.

B.Sắt là nguyên tốphổbiến nhất trong vỏtráiđất.

C.Crom còn được dùng để mạ thép.

D.Gang và thépđều là hợp kim.

Câu 13:
Ởtrạng thái cơbản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tửX là 3s2. Sốhiệu nguyên tử của nguyên tố X là

A.14.

B.12.

C.13.

D.11.

Câu 14:
Ba dung dịch A, B, C thoảmãn:

- A tác dụng với B thì có kết tủa xuất hiện;

- B tác dụng với C thì có kết tủa xuất hiện;

- A tác dụng với C thì có khí thoát ra.

A, B, C lần lượt là:

A.Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4.

B.FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3.

C.NaHCO3, NaHSO4, BaCl2.

D.NaHSO4, BaCl2, Na2CO3.

Câu 15:
Nhỏ từ từ dung dịch chứa x mol NaOH vào dung dịch chứa y mol AlCl3. Điều kiện để sau phản ứng lượng kết tủa thu được lớn nhất là

A.x < 3y.

B.x ≠ y.

C.x = 3y.

D.x >3y.

Câu 16:
Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại kiềm X thu được 1,344 lít khí (đktc) ở anot và 2,76 gam kim loại ở catot. X là

A.Li.

B.Na.

C.K.

D.Rb.

Câu 17:
Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg và Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO40,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2(ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là

A.25,95 gam.

B.103,85 gam.

C.38,93 gam.

D.77,86 gam.

Câu 18:
Cho dãy các chất: CrCl3, MgCl2, FeCl2, ZnCl2. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo kết tủa là

A.3.

B.2.

C.1.

D.4.

Câu 19:
Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4→ cFe2(SO4)3+ dSO2+ eH2O

Tỉ lệ a : b là

A.2 : 9.

B.1 : 2.

C.2 : 3.

D.1 : 3.

Câu 20:
Dung dịch X gồm Al2(SO4)30,75M và H2SO40,75M. Cho V1ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch X, thu được 3,9 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho V2ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch X cũng thu được 3,9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ V2:V1

A.13 : 9.

B.25 : 9.

C.4 : 3.

D.7 : 3.

Câu 21:
Có thể nhận biết hợp chất của natri bằng phương pháp thử màu ngọn lửa. Dùng dây platin sạch nhúng vào hợp chất natri rồi đem đốt trên ngọn lửa đèn cồn, ngọn lửa sẽ có màu

A.đỏ.

B.tím.

C.xanh.

D.vàng.

Câu 22:
Trong sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn có:

A.Al.

B.Al2O3.

C.Al(OH)3.

D.Fe.

Câu 23:
Nhận xét khôngđúng về vị trí của các kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A.Các kim loại kiềm đứng ở cuối mỗi chu kì.

B.Các kim loại kiềm đứng ở đầu mỗi chu kì (trừ chu kì 1).

C.Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA.

D.Các kim loại kiềm đứng ngay sau các nguyên tố khí hiếm.

Câu 24:

Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3thấy

A.không có hiện tượng gì xảy ra.

B.chỉ xuất hiện kết tủa keo trắng.

C.có bọt khí bay lên.

D.xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan ra.
Câu 25:
Cho hỗn hợp bột Al và Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp ba kim loại là

A.Al, Fe, Ag.

B.Al, Fe, Cu.

C.Al, Cu, Ag.

D.Fe, Cu, Ag.

Câu 26:
Nhận định nào sau đây không đúngvề tính chất hóa học của các kim loại Na, Mg, Al?

A.Al tan trong dung dịch NaOH cũng như trong HNO3đặc nguội.

B.Na là kim loại có tính khử mạnh hơn Mg và Al.

C.Na, Mg, Al đều khử dễ dàng ion H+trong dung dịch axit HCl, H2SO4loãng thành hiđro tự do.

D.Al có thể khử được nhiều oxit kim loại như Fe2O3, Cr2O3, … ở nhiệt độ cao thành kim loại tự do.

Câu 27:
Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ tan hết trong nước tạo ra dung dịch Y và 0,12 mol hiđro. Thể tích dung dịch H2SO40,5M cần để trung hoà dung dịch Y là

A.60 ml.

B.120 ml.

C.1,20 lít.

D.240 ml.

Câu 28:
Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do

A.có màng oxit Al2O3bền vững bảo vệ.

B.nhôm có tính thụ động với không khí và nước.

C.có màng hiđroxit Al(OH)3bền vững bảo vệ.

D.nhôm là kim loại kém hoạt động.

Câu 29:
Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO, Cl, SO. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là

A.HCl.

B.Na2CO3.

C.H2SO4.

D.NaHCO3.

Câu 30:
Trường hợp nào sau đây ion Na+bị khử?

A.Trộn dung dịch NaCl với dung dịch AgNO3.

B.Điện phân NaCl nóng chảy.

C.Dẫn khí clo vào dung dịch NaOH.

D.Điện phân dung dịch NaCl.