Đề thi cuối kì 2 Hóa 12 có đáp án (Đề 9)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Dung dịch NaHCO3không tác dụng với

A. HCl.

B. NaOH.

C. CO2.

D. KOH.

Câu 2:
Hòa tan a gam crom trong dung dịch H2SO4loãng, nóng thu được dung dịch X và 3,36 lit khí (dktc). Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư trong không khí đến khối lượng không đổi. Lọc, đem nung đến khối lượng không đổi thì lượng chất rắn thu được là (gam) (Cho Cr=52)

A. 7,6.

B. 10,2.

C. 15

D. 11,4.

Câu 3:
Hòa tan hết một lượng hỗn hợp gồm K và Na vào H2O dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí H2(đktc). Cho X vào dung dịch FeCl3dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 6,42

B. 1,07

C. 3,21

D. 2,14

Câu 4:

Chất không có tính chất lưỡng tính là

A. Al2O3

B. AlCl3

C. Al(OH)3

D. NaHCO3
Câu 5:
Để thu được 78 g Cr từ Cr2O3bằng phản ứng nhiệt nhôm (H = 90%) thì khối lượng nhôm tối thiểu là (Cho Al = 27, Cr = 52)

A. 40,5 g

B. 27 g

C. 12,5 g

D. 45 g

Câu 6:
Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là:

A. NaCl và Ca(OH)2

B. Na2CO3và Na3PO4

C. Na2CO3và Ca(OH)2.

D. Na2CO3và HCl.

Câu 7:
Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

B. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.

C. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử.

D. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.

Câu 8:
Cho m gam hỗn hợp muối cacbonat tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí CO2(đkc) và 32,3g muối clorua. Giá trị của m là

A. 27g

B. 28g

C. 29g.

D. 30g

Câu 9:
Phản ứng nào sau đây không xảy ra

A. CaCO3 CaO + CO2

B. MgCO3MgO + CO2

C.2NaHCO3Na2CO3+ CO2+ H2O

D.Na2CO3Na2O + CO2

Câu 10:
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm K và Na vào nước, thu được dung dịch X và V lít khí H2(đktc). Trung hòa X cần 200 ml dung dịch H2SO40,1M. Giá trị của V là

A. 0,112.

B. 0,224.

C. 0,448.

D. 0,896.

Câu 11:
Kim loại nào có thể tan được trong dung dịch NaOH

A. Fe

B. Cu

C. Mg

D. Al

Câu 12:
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl3, CuCl2, AlCl3, FeSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Câu 13:
Sục khí CO2vào dung dịch Ca(OH)2dư có hiện tượng gì

A. Có kết tủa trắng sau đó tan.

B. Có kết tủa trắng

C. Không có kết tủa.

D. Không hiện tượng

Câu 14:
Thể tích dung dịch HCl 0,3 M cần để trung hoà 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)20,1 M là:

A. 100 ml

B. 250 ml

C. 150 ml

D. 200 ml

Câu 15:
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7dung dịch sẽ chuyển sang màu

A. da cam

B. đỏ

C. vàng

D. xanh

Câu 16:

Dung dịch chứa muối X không làm đổi màu quỳ tím, dung dịch chứa muối Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn hai dung dịch trên với nhau thấy tạo kết tủa. Vậy X và Y có thể là cặp chất nào trong các cặp chất dưới đây

A. KNO3và Na2CO3

B. Na2SO4và BaCl2

C. Ba(NO3)2và Na2CO3

D. Ba(NO3)2và K2SO4
Câu 17:
Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2(đkc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2nồng độ a mol/lít,thu được 15,76g kết tủa. Giá trị của a là (Cho Ba =137, C = 12)

A. 0,032

B. 0.048

C. 0,06

D. 0,04

Câu 18:
Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây đều là nguyên nhân gây mưa axit

A. SO2và NO2.

B. NH3và HCl.

C. H2S và N2.

D. CO2và O2.

Câu 19:
Hấp thụ hết V lít CO2(đkc) vào 300ml dung dịch Ba(OH)21M được 19,7 gam kết tủa. Giá trị V là

A. 2,24 hoặc 11,2 lít

B. 11,2 lít

C. 2,24 lít

D. 2,24 hoặc 3,36 lít

Câu 20:
Để khử ion Fe3+trong dung dịch thành ion Fe2+có thể dùng một lượng dư

A. kim loại Ba.

B. kim loại Mg.

C. kim loại Ag.

D. kim loại Cu.

Câu 21:
Hai kim loại Al và Cu đều phản ứng được với dung dịch

A. H2SO4loãng.

B. HNO3loãng.

C. NaCl loãng.

D. NaOH loãng

Câu 22:
Cho 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg tác dụng hết với dung dịch H2SO4loãng dư thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa, lọc tách kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 10,0 g

B. 15,0 g

C. 20,0 g

D. 30,0 g

Câu 23:
Cho 4,32g Mg tác dụng dung dịch HNO3dư. Sau phản ứng thu được 1,792 lít NO (đkc) và dung dịch X. Lượng muối khan có khi cô cạn X là

A. 27,84g.

B. 13,32g.

C. 13,92g.

D. 8,88g.

Câu 24:
Al và Cr giống nhau ở điểm

A. Cùng tác dụng với HCl tạo ra muối có mức oxi hóa là +3.

B. Cùng tác dụng với dung dịch NaOH dư.

C. Cùng tác dụng với khí clo tạo ra muối có dạng MCl3.

D. Cùng bị thụ động trong HNO3đặc nguội.

Câu 25:
Điện phân nóng chảy hoàn toàn 23,4 gam muối clorua của kim loại kiềm, thu được 4,48lít Cl2(đkc). Kim loại M là

A. Mg.

B. Na.

C. Ca.

D. K.

Câu 26:
Cho m (g) hỗn hợp Na2CO3và K2CO3tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl22M. Sau phản ứng thu được 3,94g kết tủa. Thể tích dung dịch BaCl22M tối thiểu là (Cho Na = 23, K = 39, Ba = 137, C = 12)

A. 0,015 lít

B. 0,01 lít

C. 0,03 lít

D. 0,02 lít

Câu 27:
Ở nhiệt độ thường, kim loại kiềm thổ nào khôngkhử được nước

A.  Sr

B. Be

C.  Ca

D.  Mg

Câu 28:
Chất không có tính lưỡng tính là

D. ZnSO4

A. Al2O3

B. Al(OH)3

C. NaHCO3

Câu 29:
Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+,... Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây

A. NaCl.

B. Ca(OH)2.

C. HCl.

D. KOH.

Câu 30:

Cho phản ứng hoá học : Fe + CuSO4FeSO4+ Cu. Trong phản ứng trên xảy ra

A. sự oxi hoá Fe và sự khử Cu2+

B. sự oxi hoá Fe và sự oxi hoá Cu

C. sự khử Fe2+và sự oxi hoá Cu

D. sự khử Fe2+và sự khử Cu2+
Câu 31:
Kim loại nào sau đây nhẹ nhất

A. Cs

B. Na

C. K.

D. Li

Câu 32:
Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là

A. 50 ml.

B. 90 ml.

C. 75 ml.

D. 57 ml.