Đề thi giữa kì 2 Hóa 12 có đáp án (Lần 1 - Đề 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là 

A. N2

B. H2.

C. CO2

D. O2

Câu 2:

Cho 700 ml dung dịch KOH 0,1M vào 100 ml dung dịch AlCl3 0,2M. Sau phản ứng, khối lượng kết tủa tạo ra là 

A. 0,97g. 

B. 0,78g. 

C. 1,56g. 

D. 0,68g. 

Câu 3:

Kim loại Al có thể khử được oxit nào sau đây ở nhiệt độ cao 

A. CuO. 

B. BaO. 

C. MgO. 

D. CaO. 

Câu 4:

Để khử hoá hoàn toàn 30 gam hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe2O3 bằng khí H2, thu được m gam hỗn hợp kim loại và 4,5 gam H2O. Giá trị của m là 

A. 22 gam. 

B. 24 gam. 

C. 26 gam. 

D. 28 gam. 

Câu 5:

Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng 

A. giấm ăn. 

B. dung dịch muối ăn. 

C. ancol etylic. 

D. nước vôi trong. 

Câu 6:

Phương pháp không dùng để điều chế kim loại là 

A. Dùng Fe khử CuSO4 trong dung dịch. 

B. Điện phân nóng chảy Al2O3

C. Dùng CO khử Al2O3 ở nhiệt độ cao. 

D. Điện phân dung dịch CuSO4

Câu 7:

Có các thông tin về kim loại kiềm: (1) dẫn điện tốt, (2) nhiệt độ sôi thấp so với các kim loại khác, (3) màu trắng xám, (4) mềm. Thông tin chính xác là 

A. 2, 4. 

B. 1, 2, 4. 

C. 2, 3, 4. 

D. 1, 2, 3, 4. 

Câu 8:

Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 ở đktc vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 

A. 10. 

B. 15. 

C. 7,5. 

D. 5. 

Câu 9:

Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ? 

A. Al2O3

B. AlCl3

C. Zn(OH)2

D. NaHCO3

Câu 10:

Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, màng ngăn xốp) thì 

A. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hoá H2O và ở cực dương xảy ra quá trình khử Cl-

B. ở cực âm xảy ra quá trình khử Na+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá Cl- 

C. ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử Cl- 

D. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl- 

Câu 11:

Cho dung dịch BaHCO32 lần lượt vào các dung dịch sau: HNO3, Na2SO4, Ba(OH)2, NaHSO4. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là

A. 3.  

B. 2.  

C. 1.  

D. 4.  

Câu 12:

Các nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm kim loại kiềm? 

A. Li, Na, K, Sr, Cs. 

B. Li, K, Na, Ba, Rb. 

C. Li, Na, K, Rb, Cs. 

D. Li, Na, Ca, K, Rb. 

Câu 13:

Tiến hành 2 thí nghiệm sau:

TN1. Cho từ từ 200ml dung dịch HCl 1M vào 150ml dung dịch Na2CO3 1M thu được V1 lít khí CO2.

TN2. Cho từ từ 150ml dung dịch Na2CO3 1M vào 200ml dung dịch HCl 1M thu được V2 lít khí CO2.

Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ của V1 và V2 là 

A. V1 = 0,5V2

B. V1 = 1,5V2

CV1 = V2

DV1 = 0,25V2

Câu 14:

Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất vật lý của kim loại 

A. độ cứng lớn nhất là Cu. 

B. khối lượng riêng lớn nhất là Os. 

C. nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Cs. 

D. dẫn điện tốt nhất là Cu. 

Câu 15:

Điện phân (với điện cực trơ) dung dịch muối sunfat của một kim loại hóa trị II với I = 3A. Sau 1930 giây điện phân thấy khối lượng catot tăng 1,92g. Kim loại đó là 

A. Zn. 

B. Ba. 

C. Ca. 

D. Cu. 

Câu 16:

Dung dịch X gồm K2SO4 0,1M và Al2SO43 0,12M. Cho rất từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào 100 ml dung dịch X thì khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 

A. 11,03. 

B. 10,94. 

C. 12,59. 

D. 11,82. 

Câu 17:

Đốt cháy kim loại kiềm nào sau đây cho ngọn lửa màu vàng? 

A. Rb. 

B. Na. 

C. Cs. 

D. Li. 

Câu 18:

Dùng V lít CO (đktc) thổi qua Fe2O3 dư. Khí sinh ra cho hết vào bình Ba(OH)2 dư thì thu được 65,01 gam kết tủa. Giá trị của V là 

A. 5,376 lít. 

B. 6,272 lít. 

C. 7,392 lít. 

D. 8,736 lít. 

Câu 19:

Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Cho X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là 

A. 160. 

B. 480. 

C. 240. 

D. 320. 

Câu 20:

Cho 1,5 gam hỗn hợp gồm Na và kim loại kiềm X tác dụng với nước, thu được 1,12 lít H2 (đktc). X là 

A. Li. 

B. K. 

C. Rb. 

D. Na. 

Câu 21:

Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng điện cực trơ, với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 4632 giây thì dừng điện phân. Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, khối lượng thanh Mg thay đổi như thế nào so với trước phản ứng. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%. 

A. giảm 3,36 gam. 

B. tăng 3,20 gam. 

C. không thay đổi. 

D. tăng 1,76 gam. 

Câu 22:

Sục khí CO2 vào V lít dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2 M và Ba(OH)2 0,1M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo số mol CO2 như sau:

Đề kiểm tra 45 phút Hóa 12 Học kì 2 có đáp án (Lần 1 - Đề 1)

Giá trị của V là 

A. 300. 

B. 250. 

C. 150. 

D. 400. 

Câu 23:

Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị là 

A. 1e. 

B. 2e. 

C. 4e. 

D. 3e. 

Câu 24:

Chia m gam hỗn hợp X gồm kim loại Al và Ba thành 2 phần bằng nhau.

Phần 1: Cho vào nước dư thu được 896 ml khí (đktc).

Phần 2: Cho vào 50 ml dung dịch NaOH 1M (dư) thu được 1568 ml khí (đktc) và dung dịch Y.

Cho V ml dung dịch HCl 1M vào Y thu được 1,56 gam kết tủa. Giá trị của V lớn nhất để thu được lượng kết tủa trên là 

A. 130. 

B. 20. 

C. 100. 

D. 50. 

Câu 25:

Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất? 

A. Cu2+

B. Ag+

C. Zn2+

D. Ca2+

Câu 26:

Có các thí nghiệm sau

(a) Dẫn khí NH3 vào dung dịch AlCl3

(b) Dẫn khí etilen vào dung dịch thuốc tím

(c) Trộn lẫn dung dịch NaOH với dung dịch CaHCO32

(d) Dẫn khí CO2 cho tới dư vào dung dịch Ba(OH)2.

(e) Dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S

(f) Cho mẩu K (dư) vào dung dịch ZnCl2

(g) Cho axit photphoric vào dung dịch nước vôi trong dư

Có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa khi kết thúc các phản ứng?

A. 5. 

B. 3. 

C. 6. 

D. 4. 

Câu 27:

X là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, được sử dụng để làm sợi tóc bóng đèn thay thế cho sợi than, sợi osimi. X là kim loại nào dưới đây? 

A. Cs. 

B. W. 

C. Ag. 

D. Cr. 

Câu 28:

Một cốc nước có chứa các ion: Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl- (0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42- (0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc  

A. là nước mềm.  

B. có tính cứng vĩnh cửu.  

C. có tính cứng toàn phần.  

D. có tính cứng tạm thời.  

Câu 29:

Cho luồng khí CO (dư) qua hỗn hợp X gồm: CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Hỗn hợp chất rắn Y gồm

A. Cu, Fe, Al, MgO.  

B. Cu, Fe, Al2O3, MgO.  

C. Cu, Fe2O3, Al2O3, MgO.  

D. Cu, Fe, Al, Mg.  

Câu 30:

Có các nhận xét sau:

(a) Kim loại mạnh luôn đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối của nó.

(b) Những kim loại như Na, K, Ba, Ca chỉ có thể điều chế bằng cách điện phân nóng chảy.

(c) Tráng Sn lên sắt để sắt không bị ăn mòn là phương pháp bảo vệ kim loại bằng phương pháp điện hóa.

(d) Các kim loại kiềm có cùng kiểu cấu trúc mạng tinh thể

(e) Hầu hết các hợp chất của kim loại kiềm đều tan tốt trong nước

(f) Các muối của kim loại kiềm đều có môi trường trung tính.

(g) Kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa

Có bao nhiêu nhận xét đúng ?

A. 3. 

B. 4. 

C. 2. 

D. 1.