Đề thi giữa kì 2 Hóa 12 có đáp án (Lần 1 - Đề 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Có dung dịch KCl trong nước, quá trình nào sau đây biểu diễn sự điều chế kim loại K từ dung dịch trên? 

A. Điện phân dung dịch. 

B. Dùng kim loại Na đẩy K ra khỏi dung dịch. 

C. Nung nóng dung dịch để KCl phân hủy. 

D. Cô cạn dung dịch và điện phân nóng chảy. 

Câu 2:

Nhóm kim loại nào sau đây đều tác dụng với H2O ở điều kiên thường tạo dung dịch kiềm? 

A. Na, K, Fe, Ca. 

B. Be, Fe, Ca, Ba. 

C. Na, Ba, Ca, K. 

D. Na, K, Ca, Cu. 

Câu 3:

Để bảo quản kim loại kiềm ta phải làm gì? 

A. Ngâm trong nước. 

B. Ngâm chúng trong phenol lỏng. 

C. Ngâm chúng trong ancol nguyên chất. 

D. Ngâm chúng trong dầu hỏa. 

Câu 4:

Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 3,9 gam Kali tác dụng với 108,2 gam H2O là 

A. 5,00%. 

B. 6,00%. 

C. 4,99%. 

D. 4,00%. 

Câu 5:

Ở trạng thái cơ bản cấu hình e của nguyên tử Na (Z = 11) là 

A. [Ne]3s1

B. [Ar]4s1

C. [Ne]4s1

D. [Ar]3s1

Câu 6:

Cho dãy các chất: KOH, NaNO3, SO2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 là? 

A. 3. 

B. 6. 

C. 5. 

D. 4.  

Câu 7:

Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO32-, Cl-, SO42-. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là? 

A. Na2CO3

B. HCl. 

C. Na3PO4

D. Cả A và C. 

Câu 8:

Điện phân Al2O3 nóng chảy với dòng điện có cường độ 9,65A trong thời gian 3000 giây, thu được 2,16 gam Al. Hiệu suất của quá trình điện phân là 

A. 60%. 

B. 70%. 

C. 80%. 

D. 90%. 

Câu 9:

Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây? 

A. Gây ngộ độc nước uống. 

B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo. 

C. Làm hỏng các dung dịch pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm.

D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước.

Câu 10:

Hiện tượng nào xảy ra khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4

A. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa xanh. 

B. Bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu. 

C. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ. 

D. Bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh.

Câu 11:

Kim loại nào sau đây hoàn toàn không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường? 

A. Ba. 

B. Be. 

C. Ca. 

D. Sr. 

Câu 12:

Hiện tượng nào xảy ra khi thổi từ từ khí CO2 đến dư vào nước vôi trong? 

A. Sủi bọt dung dịch. 

B. Dung dịch trong suốt từ đầu đến cuối. 

C. Có kết tủa trắng sau đó tan trở lại. 

D. Dung dịch trong suốt sau đó có kết tủa trắng. 

Câu 13:

Ở nhiệt độ cao, Al khử được ion kim loại trong oxit nào sau đây? 

A. BaO. 

B. MgO. 

C. K2O

D. Fe2O3

Câu 14:

Cho 4,4 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại nhóm IIA , thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư cho 3,36 lít H2 (đkc). Hai kim loại là 

A. Ca và Sr. 

B. Be và Mg. 

C. Sr và Ba. 

D. Mg và Ca. 

Câu 15:

Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 ở đktc vào 500ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là 

A. 19,7g. 

B. 17,73g. 

C. 9,85g. 

D. 11,82g. 

Câu 16:

Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là? 

A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. 

B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. 

C. không có kết tủa, có khí bay lên. 

D. chỉ có kết tủa keo trắng

Câu 17:

Một thuốc thử phân biệt 3 chất rắn Mg, Al, Al2O3 đựng trong các lọ riêng biệt là dung dịch nào? 

A. H2SO4 loãng. 

B. NaOH. 

C. HCl đặc. 

D. amoniac. 

Câu 18:

Hợp chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính? 

A. NaHCO3. 

B. Al2O3

C. Al(OH)3

D. AlCl3

Câu 19:

Cho hỗn hợp X gồm CaCO3, MgCO3 có khối lượng 36,8 g tác dụng với dung dịch HCl dư người ta thu được 8,96 lít khí (đktc). Tổng khối lượng các muối thu được sau phản ứng là 

A. 27g. 

B. 41,2g. 

C. 31,7g. 

D. 42,8g. 

Câu 20:

Cho phản ứng: aAl + bHNO3 cAlNO33 + dNO + eH2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (c + d) bằng 

A. 3. 

B. 4. 

C. 2. 

D. 5. 

Câu 21:

Nung hỗn hợp gồm 10,8g bột nhôm với 16g bột Fe2O3 trong điều kiện không có không khí, nếu hiệu suất phản ứng bằng 80% thì khối lượng Al2O3 thu được là 

A. 8,16g. 

B. 10,20g. 

C. 20,40g. 

D. 16,32g. 

Câu 22:

Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M thì lượng kết tủa thu được 15,6g. Thể tích NaOH lớn nhất đem dùng là 

A. 2 lít. 

B. 3 lít. 

C. 5lít. 

D. 1 lít. 

Câu 23:

Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2SO43 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là 

A. 0,45. 

B. 0,35. 

C. 0,25. 

D. 0,05. 

Câu 24:

Cho dung dịch BaHCO32 lần lượt vào các dung dịch sau: HNO3, Na2SO4, Ba(OH)2, NaHSO4. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là 

A. 3.  

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 25:

Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là 

A. quặng pirit. 

B. quặng boxit. 

C. quặng manhetit. 

D. quặng đôlômit. 

Câu 26:

Cho sơ đồ phản ứng: NaCl  (X)  NaHCO3  (Y)  NaNO3. X và Y có thể là 

A. Na2CO3 và NaClO. 

B. NaOH và Na2CO3

C. NaClO3 và Na2CO3

D. NaOH và NaClO. 

Câu 27:

Thường khi bị gãy tay, chân …người ta dùng hoá chất nào sau đây để bó bột ? 

A. CaSO4. 

B. CaCO3

CCaSO4.H2O

D. CaSO4.2H2O

Câu 28:

Cặp chất không xảy ra phản ứng là 

A. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2

B. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl. 

C. Na2O và H2O

D. dung dịch NaOH và Al2O3

Câu 29:

Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại kiềm thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12g kim loại ở catot. Công thức của muối là 

A. KCl. 

B. LiCl. 

C. NaCl. 

D. CsCl. 

Câu 30:

Để khử hoàn toàn 2,32 gam một oxit kim loại, cần dùng 0,896 lít khí H2 ở đktc. Oxit kim loại là 

A. MgO. 

B. CuO. 

C. Fe3O4

D. Cr2O3