Đề thi giữa kì 2 Hóa 12 có đáp án (Lần 2 - Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Công thức hóa học của sắt (III) hiđroxit là 

A. Fe(OH)3

B. Fe(OH)2

C. Fe2O3

D. FeO. 

Câu 2:

Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính? 

A. Fe(OH)3, Al(OH)3.

B. Cr(OH)3, Al(OH)3

C. NaOH, Al(OH)3 . 

D. Cr(OH)3, Fe(OH)3

Câu 3:

Để khử hoàn toàn 8,0g bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột nhôm cần dùng là 

A. 5,4g. 

B. 8,1g. 

C. 1,35g. 

D. 2,7g. 

Câu 4:

Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là 

A. 3,36. 

B. 2,24. 

C. 4,48. 

D. 1,12. 

Câu 5:

Tính chất nào sau đây là tính chất chung của các hợp chất: FeO, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3?

A. Tính khử.  

B. Tính bazơ.  

C. Tính oxi hoá.  

D. Tính axit.  

Câu 6:

Cho dãy kim loại: Na, Al, Fe, Cu, Cr, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là 

A. 2. 

B. 3. 

C. 4. 

D. 5. 

Câu 7:

Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt (III)?

A. Dung dịch CuSO4

B. Dung dịch HNO3 loãng dư. 

C. Dung dịch H2SO4 loãng. 

D. Dung dịch HCl. 

Câu 8:

Số oxi hóa đặc trưng của crom trong hợp chất là 

A. +2, +4, +6. 

B. +2,+3,+6. 

C. +3, +4, +6. 

D. +2, +3, +4. 

Câu 9:

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố F26e thuộc nhóm 

A. VIB. 

B. IA. 

C. IIA. 

D. VIIIB. 

Câu 10:

Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao thu được chất rắn là

A. Fe3O4

B. Fe. 

C. FeO. 

D. Fe2O3

Câu 11:

Cho 10,0 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong 10,0 gam hỗn hợp X là 

A. 5,6g. 

B. 8,4g. 

C. 2,8g. 

D. 1,6g. 

Câu 12:

Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất sắt chính có trong quặng? 

A. Hematit nâu chứa Fe3O4

B. Manhetit chứa Fe3O4

C. Xiđêrit chứa FeCO3

D. Pirit chứa FeS2

Câu 13:

Để khử hoàn toàn 16,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đến Fe cần dùng vừa đủ 2,24 lít khí CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là

A. 15g. 

B. 16g. 

C. 17g. 

D. 18g. 

Câu 14:

Ngâm một đinh sắt trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, đem cân thấy khối lượng tăng 1g. Khối lượng Fe tham gia phản ứng là 

A. 7g. 

B. 8g. 

C. 5,6g. 

D. 8,4g. 

Câu 15:

Cho dãy các chất: FeO, Fe, Cr(OH)3, Cr2O3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là 

A. 1. 

B. 2.

C. 3. 

D. 4. 

Câu 16:

Cho 5,6g sắt tác dụng hết với khí Cl2 dư thu được m(g) muối. Giá trị của m là 

A. 10,2g. 

B. 7,9g. 

C. 16,25g. 

D. 14,6g. 

Câu 17:

Khử hoàn toàn 16g Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khí sinh ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là 

A. 10g. 

B. 15g. 

C. 20g. 

D. 30g. 

Câu 18:

Hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,1 mol. Khối lượng hỗn hợp A là 

A. 23,2g. 

B. 46,4g. 

C. 232g.

D. 464g.

Câu 19:

Biết Cr (z = 24) cấu hình electron của Cr3+ là 

A. [Ar]3d54s1 

B. [Ar]3d3 

C. [Ar]3d44s2 

D. [Ar]3d64s2 

Câu 20:

Phát biểu nào sau đây là sai? 

A. Cr(OH)3 tan trong dung dịch NaOH. 

B. Trong môi trường axit, Zn khử Cr3+ thành Cr. 

C. Photpho bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3

D. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa CrO2- thành CrO42- . 

Câu 21:

Khi thêm axit HCl và muối K2CrO4 thì dung dịch tạo thành có màu 

A. Màu vàng. 

B. Màu da cam. 

C. Màu lục. 

D. Không màu. 

Câu 22:

Nhóm kim loại nào không tác dụng với HNO3 đặc nguội ? 

A. Al, Fe, Cu. 

B. Al, Fe, Cr. 

C. Al, Cr, Zn. 

D. Fe, Cu, Zn. 

Câu 23:

Cho 5,6 gam Fe tác dụng hết với 400ml dd HNO3 1M ta thu được dd X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất) khi cô cạn X, khối lượng FeNO33thu được là 

A. 26,44g. 

B. 24,2g. 

C. 4,48g. 

D. 21,6g. 

Câu 24:

Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để tác dụng đủ với 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch (có H2SO4 làm môi trường) là 

A. 26,4g. 

B. 29,4g. 

C. 27,4g. 

D. 58,8g. 

Câu 25:

Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là

A. 5,81 gam.  

B. 6,81 gam.  

C. 4,81 gam.  

D. 3,81 gam.  

Câu 26:

Cho phản ứng sau: 2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH  2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O. Tổng hệ số của các chất tham gia phản ứng trong phương trình trên là: 

A. 13. 

B. 20. 

C. 25. 

D. 27. 

Câu 27:

Hòa tan hoàn toàn 14,7g hỗn hợp gồm Al, Cu, Fe (có số mol bằng nhau) trong dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y được 69,37g muối khan. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là

A. 1,00935. 

B. 0,2639. 

C. 0,32265. 

D. 0,9745. 

Câu 28:

Cho các chất sau: (1) Cl2, (2) H2SO4 loãng, (3) HNO3 loãng, (4) H2SO4 đặc, nguội. Khi cho Fe tác dụng với chất nào trong số các chất trên đều tạo được hợp chất trong đó sắt (III)?

A. (1) , (2). 

B. (1), (3) , (4). 

C. (1), (2) , (3). 

D. (1), (3). 

Câu 29:

Dung dịch muối FeCl3 không tác dụng với kim loại nào dưới đây? 

A. Zn. 

B. Fe. 

C. Cu. 

D. Ag. 

Câu 30:

Cho 13,6g hỗn hợp Fe và Cr tác dụng hết với dung dịch HCl nóng thấy có 5,6 lít khí H2 thoát ra (đktc). Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị m là 

A. 31,35. 

B. 31,75. 

C. 22,48. 

D. 22,45.