Đề thi Hóa 12 giữa kì 1 có đáp án (Đề 16)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Aminoaxit nào sau đây có hai nhóm amino?
A. Axit Glutamic.
B. Valin.
C. Alanin.
D. Lysin.
Khối lượng phân tử của axit đơn chức A bằng khối lượng phân tử của ancol đơn chức B, khi cho A, B tác dụng với nhau tạo ra este X C5H10O2thì công thức cấu tạo của X là:
A. HCOOC4H9.
B. C2H5COOC2H5.
C. CH3COOC3H7.
D. C3H7COOCH3.
Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, đơn chức phải dùng hết 10,08 lít khí oxi (đktc). Công thức của amin đó là
A. C4H11N.
B. C3H9N.
C. CH5N.
D. C2H7N.
Alanin có công thức là
A. H2N-CH2-COOH.
B. C6H5-NH2.
C. CH3-CH(NH2)-COOH.
D. H2N-CH2-CH2-COOH.
Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4.860.000 (u). Vậy số mắt xích của glucozơ có trong xenlulozơ nêu trên là
A. 250000.
B. 270000.
C. 300000.
D. 350000.
Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là
A. H2NC2H3(COOH)2.
B. H2NC3H5(COOH)2.
C. (H2N)2C3H5COOH.
D. H2NC3H6COOH.
Một lọ hóa chất đã mở được nghi ngờ là phenylamoni clorua. Hãy cho biết hóa chất nào có thể sử dụng để xác định lọ hóa chất đó.
A. Dung dịch NaOH, dung dịch NH3.
B. Dung dịch AgNO3, dung dịch NaCl.
C. Dung dịch AgNO3, dung dịch NaOH.
D. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl.
Để phản ứng với một lượng hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức X và Y (MX< MY) cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 24,6 gam muối của một axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 4,48 lít CO2 ở đktc và 5,4 gam H2O. Y là?
A. CH3CH2COOCH2CH3.
B. CH3COOCH3.
C. HCOOCH=CH2.
D. CH3COOC2H5.
Xà phòng hóa hoàn toàn 14,55 gam hỗn hợp hai este đơn chức X,Y can 150 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và một muối duy nhất. Công thức cấu tạo thu gọn của hai este là
A. HCOOCH3và HCOOC2H5.
B. CH3COOCH3và CH3COOC2H5.
C. C2H5COOCH3và C2H5COOC2H5.
D. C3H7COOCH và C4H9COOC2H5.
Cho m gam glucozơ lên men, khí thoát ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 55,2 gam kết tủa trắng (biết hiệu suất lên men là 92%). Khối lượng glucozơ đã lên men là
A. 54.
B. 58.
C. 84.
D. 46.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.
B. Các chất béo thường tan trong nước và nặng hơn nước.
C. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
Fructozơ thuộc loại:
A. Polisaccarit.
B. Đisaccarit.
C. Monosaccarit.
D. Polime.
Nguyên nhân làm cho metylamin có tính bazơ là
A. Nhóm –CH3đẩy electron cho nhóm –NH2.
B. Metylamin làm quỳ tím hoá xanh.
C. Phân tử metylamin phân cực mạnh.
D. Nguyên tử nitơ còn cặp e tự do nên phân tử metylamin có khả năng nhận H+.
Cho các hợp chất hữu cơ sau: ancol etylic, phenol, anđehit axetic, axit fomic, etyl clorua, ancol benzylic, metyl fomat. Số hợp chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Hợp chất nào sau đây thuộc hợp chất tạp chức?
A. Metyl fomat.
B. Ancol etylic.
C. Glucozơ.
D. Glixerol.
Số đồng phân cấu tạo của amin bậc 1 có cùng công thức phân tử C4H11N là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CHO và CH3CH2OH.
B. CH3CH2OH và CH2=CH2.
C. CH3CH2OH và CH3CHO.
D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết 4 dung dịch sau: glucozơ, fomanđehit, glixerol, etanol?
A. AgNO3/ NH3.
B. Na.
C. Cu(OH)2/OH-.
D. Nước brom.
Dung dịch X chứa HCl và H2SO4có pH = 2. Hỗn hợp Y gồm 2 amin no, đơn chức, bậc 1 có số C trong phân tử < 5. Để trung hòa 0,885 gam hỗn hợp Y cần vừa đủ 1,5 lít dung dịch X. Hai amin là
>A. C2H5NH2, C3H7NH2.
B. C2H5NH2, C4H9NH2.
C. CH3NH2, C3H7NH2.
D. C3H7NH2, C4H9NH2.
Đun nóng dung dịch chứa 9 gam glucozơ với AgNO3/NH3dư. Khối lượng Ag thu được là
A. 10,8.
B. 20,6.
C. 28,6.
D. 26,1.
Thuỷ phân este C4H6O2trong môi trường axit ta thu được một hỗn hợp các chất đều có phản ứng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của este đó là
A. CH3-COO-CH=CH2.
B. CH2=CH-COO-CH3.
C. H-COO-CH=CH-CH3.
D. H-COO-CH2-CH=CH2.
Khi thuỷ phân tristearin trong môi trường axit, ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và Etanol.
B. C15H31COOH và Glixerol.
C. C17H35COONa và Glixerol.
D. C17H35COOH và Glixerol.
Cho các amin: NH3, CH3NH2, CH3-NH-CH3, C6H5NH2. Sắp xếp các chất theo thứ tự tăng dần tính bazơ:
A. NH3 < C6H5NH2 < CH3-NH-CH3 < CH3NH2.
B. C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < CH3-NH-CH3.
C. CH3-NH-CH3 < NH3 < CH3NH2 < C6H5NH2.
D. C6H5NH2 < CH3NH2 < NH3 < CH3-NH-CH3.
Đun 100ml dung dịch amino axit 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Sau phản ứng người ta chưng khô dung dịch thì thu được 2,5 gam muối khan. Mặt khác, lấy 100 gam dung dịch amino axit trên với nồng độ 20,6% phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl 0,5M. Amino axit có công thức phân tử là
A. H2N-C4H8-COOH.
B. H2N-C2H4-COOH.
C. H2N-CH2-COOH.
D. H2N-C3H6-COOH.
Công thức chung của este tạo bởi ancol thuộc dãy đồng đẳng của ancol etylic và axit thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic là
A. CnH2nO2(n ≥ 3).
B. CnH2n+1O2(n ≥ 3).
C. CnH2n-2O2(n ≥ 4).
D. CnH2n-4O2(n ≥ 4).
Một este có công thức C4H8O2được tạo từ ancol metylic và axit nào sau đây?
A. Axit fomic.
B. Axit axetic.
C. Axit propionic.
D. Axit oxalic.
Thuốc thử phân biệt glucozơ với fructozơ là
A. [Ag(NH3)2]OH.
B. H2.
C. Dung dịch Br2.
D. Cu(OH)2.
Cho các chất sắp theo chiều tăng phân tử khối CH3NH2, C2H5NH2, CH3CH2CH2NH2. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Nhiệt độ sôi giảm dần, độ tan trong nước tăng dần.
B. Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước đều giảm dần.
C. Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước đều tăng dần.
D. Nhiệt độ sôi tăng dần, độ tan trong nước giảm dần.
Đun 12 gam axit axetic với một lượng dư ancol etylic (có H2SO4đặc xúc tác). Đến khi phản ứng kết thúc thu được 11 gam este. Hiệu suất phản ứng este hóa là
A. 75%.
B. 70%.
C. 62,5%.
D. 50%.
Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?
A. CH3OH.
B. NaCl.
C. HCI.
D. NaOH.
Hãy chỉ ra điều sai trong các điều sau?
A. Các amin đều có tính bazơ.
B. Amin tác dụng với axit cho ra muối.
C. Tính bazơ của anilin yếu hơn NH3.
D. Amin là hợp chất hữu cơ có tính chất lưỡng tính.
Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH ở vị trí kề nhau, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với:
A. Natri hiđroxit.
B. Cu(OH)2ở nhiệt độ thường.
C. H2(xt: Ni; t°).
D. AgNO3/NH3đun nóng.
Công thức phân tử của este no đơn chức, mạch hở là?
A. CnH2nO2.
B. CnH2nO.
C. CnH2n+2O2.
D. CnH2n-2O2.
Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?
A. [C6H7O2(OH)3]n.
B. [C6H5O2(OH)3]n.
C. (C6H8O2(OH)3].
D. [C6H7O3(OH)3]n.
Saccarozơ và glucozơ đều có:
A. Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3đun nóng.
B. Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
C. Phản ứng với Cu(OH)2ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
D. Phản ứng với dung dịch NaCl.
Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất?
A. CH3NH2.
B. (CH3)2NH.
C. C2H5NH2.
D. NH3.
Chất không tan trong nước lạnh là
A. Fructozơ.
B. Saccarozơ.
C. Tinh bột.
D. Glucozơ.
Từ 972 kg tinh bột có thể điều chế được bao nhiêu lít rượu etylic 40°? Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Hiệu suất cả quá trình đạt 60%.
A. 1035 lít.
B. 1840 lít.
C. 662,4 lít.
D. 2875 lít.
Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 90% là
A. 2,00 gam.
B. 1,44 gam.
C. 1,82 gam.
D. 1,80 gam.
Đốt cháy một đồng đẳng của metylamin, người ta thấy tỷ lệ thể tích các khí và hơi của sản phẩm sinh ra . Công thức phân tử của amin là
A. C3H9N.
B. CH5N.
C. C2H7N.
D. C4H11N.