Đề thi Hóa 12 giữa kì 1 có đáp án (Đề 2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Số đồng phân cấu tạo các este ứng với công thức phân tử C4H8O2mà khi thủy phân trong dung dịch NaOH sinh ra natri fomat là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Số nguyên tử oxi có trong một phân tử triglixerit là
A. 6.
B. 4.
C. 8.
D. 2.
Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri propionat?
A. CH3COOC2H5.
B.HCOOCH2CH2CH3.
C. C2H5COOCH3.
D.HCOOC2H5.
Amin nào sau đây là amin bậc 2?
A. (CH3)3N.
B. (CH3)2CH-NH2.
C. C6H5NH2.
D. CH3NHCH3.
Phát biểu nào sau đây về tinh bột không đúng?
A. Phân tử chứa nhiều gốc glucozơ liên kết với nhau.
B. Có nhiều trong hạt gạo.
C. Không thủy phân trong môi trường axit.
D. Không tham gia phản ứng tráng bạc.
Sắp xếp lực bazơ của các amin nào dưới đây đúng?
A. NH3>CH3NH2>C6H5NH2
B. C6H5NH2>NH3>CH3NH2
C. CH3NH2>C6H5NH2>NH3
D.CH3NH2>NH3>C6H5NH2
Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
(b) Phân tử glucozơ mạch hở có năm nhóm OH và một nhóm -CHO.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo.
(e) Cho dung dịch KI vào dung dịch hồ tinh bột thấy xuất hiện hợp chất màu xanh tím.
(f) Độ ngọt của các loại đường giảm dần theo thứ tự: fructozơ, saccarozơ, glucozơ.
(g) Có thể phân biệt glucozơ và saccarozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3trong NH3.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
C2H5NH2trong nước không phản ứng với chất nào trong số các chất sau?
A. NaOH.
B. Quỳ tím
C. axit HCl.
D. axit H2SO4.
Khi xà phòng hoá hoàn toàn triolein bằng dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm là
A. C17H33COONa và glixerol.
B. C15H31COOH và glixerol.
C. C17H33COOH và glixerol.
D. C15H31COONa và glixerol
Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Phân tử amin luôn có số nguyên tử hiđro là số lẻ.
B. Anilin có phản ứng thế brom khó hơn benzen.
C. Anilin không làm đổi màu quỳ tím ẩm.
D. Etyl amin không làm đổi màu dung dịch quỳ tím.
Gốc glucozơ và gốc fructozơ trong phân tử saccarozơ liên kết với nhau qua nguyên tử
A. cacbon.
B. oxi.
C. hiđro.
D. nitơ.
Chất tác dụng với H2tạo thành sobitol là
A. xenlulozơ.
B. saccarozơ.
C. tinh bột.
D. glucozơ.
Cho bốn chất sau: H2, AgNO3/NH3, Cu(OH)2, H2O/H+. Với điều kiện từng phản ứng đầy đủ, glucozơ phản ứng được với
A. hai chất.
B. một chất.
C. bốn chất.
D. ba chất.
Xenlulozơ phản ứng với lượng dư chất nào sau đây tạo thành xenlulozơ trinitrat?
A. O2(to).
B. H2O (to, H+).
C. HNO3đặc/H2SO4đặc.
D. dung dịch KNO3(to).
Một este có công thức phân tử C3H6O2có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Tên este đó là
A. etyl fomat.
B. etyl axetat.
C. propyl fomat.
D. metyl fomat.
Chất có công thức cấu tạo nào sau đây không phải là este?
A. H-COO-CH=CH2.
B. CH3-CO-CH3.
C. CH3-COO-CH3.
D. (CH3-COO)2C2H4.
Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành sản phẩm có tên gọi là
A. etyl axetat.
B. etyl fomat.
C. etyl propionat.
D. metyl axetat.
Chất X là một cacbohiđrat, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ nhỏ và người ốm. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng cách thủy phân chất Y. Chất Y là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát. Tên gọi của X, Y lần lượt là
A. Glucozơ và saccarozơ.
B. Glucozơ và xenlulozơ.
C. Fructozơ và glucozơ.
D. Saccarozơ và tinh bột.
Thành phần chính trong sợi bông là
A. Xenlulozơ.
B. Saccarozơ.
C. Fructozơ.
D. Tinh bột.
Dung dịch chứa chất nào sau đây không hòa tan Cu(OH)2ở nhiệt độ phòng?
A. dung dịch saccarozơ.
B. dung dịch fructozơ.
C. dung dịch glucozơ.
D. dung dịch etanol.
Cho este X có công thức cấu tạo là CH3COOCH2CH2CH3. Tên của este X là
A. etyl axetat.
B. propyl axetat.
C. metyl axetat.
D. isopropyl axetat.
Amin CH3CH(NH2)CH2có tên là
A. etyl amin.
B. propyl amin.
C. etylmetylamin.
D. isopropyl amin.
Chất nào sau đây không bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit?
A. Tinh bột.
B. Fructozơ.
C. Saccarozơ
D. Xenlulozơ.
Công thức của tristearin là
A. (C17H35COO)3C3H5.
B. (C17H31COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5.
D. (C17H33COO)3C3H5.
Công thức phân tử của saccarozơ là
A. C6H10O5.
B. C6H12O6.
C. C6H14O6.
D.C12H22O11.
Để điều chế isoamyl axetat trong phòng thí nghiệm, lắp dụng cụ như hình vẽ sau:
Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên là
A. CH3-COOH, C6H5CH2OH và H2SO4đặc.
B. (CH3)2CHCH2COOH, C2H5-OH và H2SO4đặc.
C. CH3-COOH, C2H5-OH và H2SO4đặc.
D. CH3-COOH, (CH3)2CHCH2CH2OH và axit H2SO4đặc.
Để giảm bớt mùi tanh của cá trước khi nấu (mùi tanh của cá do một số amin gây ra) cần xử lý cá bằng
A. giấm ăn (axit axetic).
B. Vôi (Ca(OH)2).
C. NaCl.
D. saccarozơ.
Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Xenlulozơ.
B. Tinh bột.
C. Glucozơ.
D. Saccarozơ.
Số nguyên tử oxi trong phân tử glucozơ là
A. 12.
B. 10
C. 6.
D. 5.
Thủy phân hoàn toàn 17,6 gam CH3COOC2H5trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,6.
B. 8,2.
C. 19,2.
D. 16,4.
Cho m gam anilin tác dụng hết với dung dịch Br2, thu được 9,9 gam kết tủa 2,4,6-tribromanilin. Giá trị của m là
A. 0,93.
B. 2,79.
C. 3,72.
D. 1,86.
Cho 0,4 mol một amin X no, đơn chức, tác dụng với dung dịch HCl (vừa đủ) thu được 32,6g muối. Công thức cấu tạo của amin X là:
A. (CH3)2CH2CH2NH2
B. C2H5NH2
C. CH3NH2
D. CH3CH2CH2NH2
Hỗn hợp E gồm amin X (no, đơn chức, mạch hở) và ankan Y (X và Y đều có số nguyên tử cacbon lớn hơn 1). Đốt cháy hoàn toàn 0,07 mol E cần dùng vừa đủ 0,3725 mol O2, thu được N2, CO2và 0,305 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là
A. 23,68%.
B. 36,78%.
C. 49,05%.
D. 50,85%.
Đun nóng 100 ml dung dịch glucozơ a mol/l với lượng dư dung dịch AgNO3trong NH3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 12,96 gam Ag. Giá trị của a là
A. 0,6.
B. 0,24.
C. 1,2.
D. 10,8.
Đốt cháy 0,125 mol một amin no, đơn chức, bậc một thu được 1,0 mol hỗn hợp sản phẩm gồm CO2, H2O và N2. Số công thức cấu tạo của amin thỏa mãn là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic và CO2với hiệu suất 81%. Hấp thụ hết khí CO2sinh ra vào dung dịch chứa 0,07 mol Ba(OH)2, thu được kết tủa và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH vào X, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 20 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 6,0.
B. 8,5.
C. 9,0.
D. 6,5.
Đun nóng 12 gam CH3COOH với 4,8 gam CH3OH (có H2SO4đặc xúc tác, hiệu suất phản ứng este hoá bằng 60%). Khối lượng este tạo thành là
A. 6,66 gam.
B. 8,88 gam.
C. 11,1 gam.
D. 9,99 gam.
Xà phòng hóa hoàn toàn 17,8 gam triglixerit X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol KOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 22,36.
B. 18,36.
C. 14,68.
D. 19,32.
Hỗn hợp X gồm ba este mạch hở. Cho 0,055 mol X phản ứng vừa đủ với 0,09 gam H2(xúc tác Ni, t°), thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 65 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic no, có mạch không phân nhánh và 3,41 gam hỗn hợp T gồm hai ancol no, đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần vừa đủ 11,2 lít CO2(đktc). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Z có giá trị gần nhất với giá trị
A. 35%.
B. 37%.
C. 34%.
D. 36%.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm triglixerit X và axit béo Y cần vừa đủ 32,592 lít khí O2, sau phản ứng thu được 23,184 lít khí CO2và 17,1 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 24,12 gam E bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 25,08 gam một muối natri của axit béo. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của triglixerit X có trong hỗn hợp E là
A. 83,02%.
B. 82,46%.
C. 78,93%.
D. 81,9%.