Đề thi Hóa 12 giữa kì 1 có đáp án (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Anilin không tác dụng với dung dịch brom.

B. Dung dịch anilin làm đổi màu quỳ tím thành xanh.

C. Metylamin có tính bazơ mạnh hơn amoniac, làm đổi màu quỳ tím thành xanh.

D. Đimetylamin là amin bậc một.

Câu 2:

Thủy phân 648 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là

A. 720 gam.

B. 540 gam.

C. 500 gam.

D. 600 gam.

Câu 3:

Cho m gam một amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được 16,3 gam muối. Công thức phân tử của amin là

A. C2H5N.

B. C3H9N.

C. C2H7N.

D. CH5N.

Câu 4:

Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2

A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 2.

Câu 5:

Etyl axetat có công thức là

A. C2H3COOC2H5.

B. C2H5COOCH3.

C. CH3COOCH3.

D. CH3COOC2H5.

Câu 6:

Chất tham gia phản ứng tráng bạc là

A. saccarozơ.

B. tinh bột.

C. xenlulozơ.

D. glucozơ.

Câu 7:

(X) là axit cacboxylic no, hai chức, hở. (Y) là ancol no, đơn chức, hở. (T) là este hai chức được tạo thành từ (X) và (Y). Đốt cháy hoàn toàn 0,225 mol hỗn hợp M gồm (X), (Y) và (T) thu được 0,75 mol CO2và 0,725 mol H2O. Khi đun nóng 0,225 mol M với dung dịch NaOH dư đến phản ứng hoàn toàn thì số mol NaOH tối đa đã phản ứng là

A. 0,25.

B. 0,125.

C. 0,225.

D. 0,75.

Câu 8:

Xà phòng hóa tristearin, thu được sản phẩm là

A. C17H35COONa và etanol.

B. C17H35COONa và glixerol.

C. C17H35COOH và glixerol.

D. C15H31COOH và glixerol.

Câu 9:

Cho 100ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3trong dung dịch NH3thu được 4,32 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là

A. 0,02M.

B. 0,10M.

C. 0,20M.

D. 0,01M.

Câu 10:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là

A. glucozơ, ancol etylic.

B. ancol etylic, anđehit axetic.

C. glucozơ, anđehit axetic.

D. glucozơ, etyl axetat.

Câu 11:

Nhỏ nước brom vào chất nào sau đây thu được kết tủa màu trắng?

A. Anilin.

B. Glyxin.

C. Alanin.

D. Benzen.

Câu 12:

Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Khử chất X bằng H2(Ni, to) thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là

A. glucozơ và sobitol.

B. saccarozơ và glucozơ.

C. glucozơ và fructozơ.

D. fructozơ và sobitol.

Câu 13:

Một phân tử saccarozơ có

A. một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozơ.

B. một gốc β-glucozơ và một gốc β-fructozơ.

C. một gốc β-glucozơ và một gốc α-fructozơ.

D. hai gốc α-glucozơ.

Câu 14:

Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch). Đó là loại đường nào?

A. Tinh bột.

B. Glucozơ.

C. Fructozơ.

D. Saccarozơ.

Câu 15:

Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O2. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Z có công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của Y là

A. CH3COOC2H5.

B. C2H5COOH.

C. C2H5COOC2H5.

D. C2H5COOCH3.

Câu 16:

Thuỷ phân hoàn toàn 5,72 gam este no, đơn chức, hở (X) bằng 50ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu được 2,99 gam ancol (Y). Tên gọi của (X) là

A. etyl fomat.

B. etyl propionat.

C. etyl axetat.

D. propyl axetat.

Câu 17:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.

Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 - 20 ml dung dịch NaCl bão hòa, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.

Cho các phát biểu sau:

(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối natri của axit béo nổi lên.

(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.

(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.

(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.

(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 5.

Câu 18:

Thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm, thu được muối của axit béo và

A. ancol đơn chức.

B. glixerol.

C. nước.

D. phenol.

Câu 19:

Cho 8,85 gam amin đơn chức X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 14,325 gam muối có dạng RNH3Cl. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 3.

B. 2.

C. 8.

D. 4.

Câu 20:

Chất không tan được trong nước lạnh là

A. tinh bột.

B. glucozơ.

C. fructozơ.

D. saccarozơ.

Câu 21:

Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

A. Xenlulozơ.

B. Glucozơ.

C. Tinh bột.

D. Saccarozơ.

Câu 22:

Cho dãy các chất sau: C6H5NH2, C6H5NH3Cl, C2H5NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 2.

B. 4.

C. 1.

D. 3.

Câu 23:

Công thức tổng quát của este tạo bởi axit no đơn chức, mạch hở và ancol no, đơn chức mạch hở có dạng

A. CnH2nO2(n ≥ 3).

B. CnH2nO2(n ≥ 2).

C. CnH2n - 2O2(n ≥ 4).

D. CnH2n - 2O2(n ≥ 3).

Câu 24:

Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?

A. [C6H5O2(OH)3]n.

B. [C6H7O3(OH)3]n.

C. [C6H8O2(OH)3]n.

D. [C6H7O2(OH)3]n.

Câu 25:

Chất nào sau đây là amin?

A. CH3NH2.

B. CH3COOH.

C. CH3COOCH3.

D. C2H5OH.

Câu 26:

Tinh bột, xenlulozơ và saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. với Cu(OH)2.

B. tráng bạc.

C. thủy phân.

D. trùng hợp.

Câu 27:

Công thức nào sau đây thuộc chất béo?

A. (C17H35COO)3C3H5.

B. (C17H35COO)2C2H4.

C. (C3H5COO)3C3H5.

D. (CH3COO)3C3H5.

Câu 28:

Cho các phát biểu sau:

a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.

b) Xenlulozơ bị thủy phân trong dạ dày động vật ăn cỏ nhờ enzim xenlulaza .

c) Phân tử amilozơ của tinh bột có cấu trúc mạch phân nhánh.

d) Trong cây mía chứa nhiều saccarozơ.

e) Hồ tinh bột tác dụng với iot tạo hợp chất có màu xanh tím .

f) Dung dịch saccarozơ không tạo màu xanh lam với Cu(OH)2.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 6.

C. 3.

D. 4.

Câu 29:

Lên men 2 tấn khoai chứa 70% tinh bột để sản xuất ancol etylic, hiệu suất của quá trình sản xuất là 85%. Khối lượng ancol thu được là

A. 0,9354 tấn.

B. 0,7950 tấn.

C. 0,3379 tấn.

D. 0,6758 tấn.

Câu 30:

Đốt cháy hoàn toàn 3,9 gam este (X) thu được 5,72 gam CO2và 2,34 gam H2O. Công thức phân tử của este là

A. C3H6O2.

B. C4H8O4.

C. C4H8O2.

D. C2H4O2.