Đề thi Hóa học 12 Học kì 2 có đáp án (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

I-Trắc nghiệm

Ion Cu2+ oxi hóa được kim loại nào sau đây? 

A. Al. 

B. Au. 

C. Ag. 

D. Cu.

Câu 2:

Để phân biệt CO2SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là 

A. nước brom. 

B. CaO. 

C. dung dịch Ba(OH)2

D. dung dịch NaOH.

Câu 3:

Hợp chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH? 

A. Cr(OH)2

B. CrO3

C. Cr(OH)3

D. CrCl3.

Câu 4:

Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là

A. 0,6M. 

B. 0,2M. 

C. 0,1M. 

D. 0,4M. 

Câu 5:

Nung 6,58 (g) CuNO32 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 (g) chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng

A. 1. 

B. 4. 

C. 3. 

D. 2. 

Câu 6:

Cho FeO tác dụng với dung dịch HCl. Vai trò của FeO là 

A. chất oxi hoá. 

B. oxit axit.

C. chất khử. 

D. oxit bazơ. 

Câu 7:

Chất X có đặc điểm: Đốt trên ngọn lửa đèn khí, ngọn lửa chuyển sang màu vàng. X không tác dụng với dung dịch BaCl2. X là 

A. NaHCO3

B. K2CO3

C. Na2CO3

D. KHCO3

Câu 8:

Cho các dung dịch: HCl, NaOH đặc, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2

A. 1. 

B. 3. 

C. 2. 

D. 4. 

Câu 9:

Cho hỗn hợp CuO và Fe vào dung dịch HNO3 loãng nguội. Nhận thấy CuO và Fe đều phản ứng hết. Sau phản ứng thu được dung dịch X, chất khí Y và chất rắn không tan Z. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X được kết tủa T. Kết tủa T phải chứa

A. Fe(OH)2 và Cu(OH)2

B. Fe(OH)2

C. Fe(OH)3 và Cu(OH)2

D. Cu(OH)2

Câu 10:

Để phân biệt hai dung dịch KNO3 và MgNO32 đựng trong hai lọ riêng biệt, ta có thể dùng dung dịch 

A. HCl.  

B. NaOH.  

C. NaCl.  

D. MgCl2.  

Câu 11:

Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là 

A. có kết tủa nâu đỏ. 

B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan. 

C. có kết tủa keo trắng. 

D. dung dịch vẫn trong suốt. 

Câu 12:

Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)

A. 0,3 lít. 

B. 0,6 lít. 

C. 0,8 lít. 

D. 1,0 lít. 

Câu 13:

Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?

A. Fe, Ni, Sn. 

B. Al, Fe, CuO. 

C. Zn, Cu, Mg. 

D. Hg, Na, Ca. 

Câu 14:

Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là

A. 4,0 gam. 

B. 0,8 gam. 

C. 8,3 gam. 

D. 2,0 gam. 

Câu 15:

Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2SO43, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 4. 

B. 5. 

C. 3. 

D. 2.