Đề thi Hóa học 12 Học kì 2 có đáp án (Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

I-Trắc nghiệm

Dung dịch BaHCO32 phản ứng với dung dịch nào sau đây không xuất hiện kết tủa?

A. Dung dịch Ba(OH)2

B. Dung dịch NaOH. 

C. Dung dịch HCl. 

D. Dung dịch Na2CO3

Câu 2:

Tính chất vật lí của kim loại không do các electron tự do quyết định là 

A. tính dẫn điện. 

B. ánh kim. 

C. khối lượng riêng. 

D. tính dẫn nhiệt. 

Câu 3:

Trong công nghiệp, hai kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất của chúng là

A. Al và Fe. 

B. Na và Fe. 

C. Cu và Ag. 

D. Na và Al. 

Câu 4:

Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Hòa tan hoàn toàn Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là 

A. AgNO3FeCl2

B. AgNO3 và FeCl3

C. Na2CO3 và BaCl2

D. AgNO3 và Fe(NO3)2

Câu 5:

Đồng thau là hợp kim 

A. Cu – Zn. 

B. Cu – Ni. 

C. Cu – Sn. 

D. Cu – Au. 

Câu 6:

Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 cần vừa đủ 3,36 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được sau phản ứng là

A. 8,4. 

B. 5,6. 

C. 2,8. 

D. 16,8. 

Câu 7:

Cho các nhận xét sau:

(1) Al và Cr đều tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.

(2) Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thì cuối cùng thu được kết tủa.

(3) Kim loại dẫn điện tốt nhất là Au.

(4) Thêm NaOH vào dung dịch FeCl2 thì thu được kết tủa màu trắng xanh.

(5) Để phân biệt Al và Al2O3 ta có thể dùng dung dịch NaOH.

Số nhận xét không đúng là

A. 3. 

B. 2. 

C. 5. 

D. 4. 

Câu 8:

Nhận định nào sau đây là sai? 

A. Ở nhiệt độ thường, Ni bền với không khí và nước. 

B. Kẽm là kim loại hoạt động, có tính khử mạnh hơn sắt.

C. Thiếc ở ô 50, nhóm IVA, chu kì 5 của bảng tuần hoàn. 

D. Kẽm là kim loại lưỡng tính.

Câu 9:

Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?

A. H2S

B. NO2

C. SO2

D. CO2

Câu 10:

Nhúng một tấm Fe có khối lượng 12g vào dung dịch CuCl2, sau một thời gian khối lượng của tấm kim loại tăng lên so với ban đầu là 0,5g. Hàm lượng Fe trong tấm sắt sau phản ứng là 

A. 96,0%. 

B. 68,0%. 

C. 90,5%. 

D. 56,5%. 

Câu 11:

Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là

A. 21,6 gam Al và 9,6 gam Al2O3

B. 5,4 gam Al và 25,8 gam Al2O3

C. 16,2 gam Al và 15,0 gam Al2O3

D. 10,8 gam Al và 20,4 gam Al2O3

Câu 12:

Để phân biệt hai dung dịch KNO3 và MgNO32 đựng trong hai lọ riêng biệt, ta có thể dùng dung dịch

A. HCl. 

B. NaOH. 

C. NaCl. 

D. MgCl2

Câu 13:

Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có

A. bọt khí và kết tủa trắng. 

B. bọt khí bay ra. 

C. kết tủa trắng xuất hiện. 

D. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần. 

Câu 14:

Tên của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 lần lượt là

A. hematit; pirit ; manhetit; xiđerit.  

B. xiđerit; manhetit; pirit; hematit.  

C. xiđerit; hematit; manhetit; pirit. 

D. pirit; hematit; manhetit; xiderit. 

Câu 15:

Trong các năng lượng sau đây, nhóm các nguồn năng lượng nào được coi là năng lượng sạch?

A. Nhiệt điện, hạt nhân, mặt trời. 

B. Thủy điện, gió, mặt trời. 

C. Hóa thạch, mặt tròi, thủy điện. 

D. Thủy điện, gió, nhiệt điện.