Đề thi Hóa học 12 Học kì 2 có đáp án (Đề 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

I-Trắc nghiệm

Trong các phản ứng sau phản ứng nào sai?

A. 3Fe + 2O2  Fe3O4 

B. Fe + CuSO4 dd  FeSO4 + Cu 

C. Fe + 2HCl dd  FeCl2 + H2 

D. Fe + Cl2  FeCl2 

Câu 2:

Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường ?

A. Ca 

B. Fe 

C. Cu 

D. Ag. 

Câu 3:

Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là

A. 6,72 lít. 

B. 11,2 lít. 

C. 8,96 lít. 

D. 17,92 lít. 

Câu 4:

Có 3 kim loại X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau:

- X tác dụng với dung dịch HCl, không tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HNO3 đặc, nguội.

- Y tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch HNO3 đặc nguội, không tác dụng với dung dịch NaOH.

- Z tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH, không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội. X, Y, Z lần lượt có thể là 

A. Fe, Mg, Zn. 

B. Zn, Mg, Al. 

C. Fe, Al, Mg. 

D. Fe, Mg, Al. 

Câu 5:

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Cr là kim loại lưỡng tính. 

B. Cr hoạt động hóa học mạnh hơn Zn và Fe. 

C. Cr tác dụng với HNO3 đặc, nguội giải phóng NO2

D. Cr bị thụ động hóa trong H2SO4 đặc, nguội. 

Câu 6:

Cho phản ứng hóa học sau: 2FeO + 4H2SO4  Fe2SO43 + SO2 + 2H2O. Trong phản ứng này FeO đóng vai trò là

A. chất oxi hóa. 

B. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa. 

C. chất khử. 

D. không là chất khử hay oxi hóa. 

Câu 7:

Để nhận biết ion nitrat, thường dùng Cu và dung dịch axit sulfuric loãng đun nóng là vì

A. Phản ứng tạo ra kết tủa màu vàng và dung dịch có màu xanh. 

B. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm. 

C. Phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh. 

D. Phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí. 

Câu 8:

Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị ô nhiễm bởi ion

A. Fe2+

B. Cu2+

C. Pb2+

D. Cd2+

Câu 9:

Cho các hợp chất sau: Al2O3; Al(OH)3; MgO; FeO; Cr2O3; Cr(OH)3; CrO3; ZnO. Số hợp chất có tính lưỡng tính là

A. 5. 

B. 6. 

C. 7. 

D. 8. 

Câu 10:

Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

A. 0,746. 

B. 0,448. 

C. 1,792. 

D. 0,672. 

Câu 11:

Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe+XFeCl3+YFeOH3. Hai chất X, Y lần lượt là: 

A. HCl, Al(OH)3.   

B. NaCl, Cu(OH)2

C. HCl, KOH.  

DCl2, KOH.   

Câu 12:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HBr.

(b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng, dư.

(c) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.

(d) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là:

A. 3. 

B. 2. 

C. 1. 

D. 4. 

Câu 13:

Cho dãy các chất: Cu, Fe3O4, NaHCO3Al(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

A. 1. 

B. 2. 

C. 3. 

D. 4. 

Câu 14:

Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?

A. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao. 

B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim. 

C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim. 

D. Tính dẻo, có ánh kim, tính cứng. 

Câu 15:

Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol Na và 0,2 mol Al vào nước dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24. 

B. 4,48. 

C. 6,72. 

D. 7,84.