ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học - Anđehit

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Ở điều kiện thường, các anđehit nào sau đây tan tốt trong nước ?

A. HCHO, C6H13CHO  

B. CH3CHO, C7H15CHO       

C. HCHO, CH3CHO     

D. C6H13CHO, C7H15CHO

Câu 2:

Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất HCHO, C2H5OH, H2O là

A. H2O, HCHO, C2H5OH

B. H2O, C2H5OH, HCHO

C. HCHO, H2O, C2H5OH

D. HCHO, C2H5OH, H2O.

Câu 3:

Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất ?

A. axetanđehit

B. metan

C. phenol

D. propan-1-ol

Câu 4:

Fomalin hay fomon (dùng để bảo quản xác động vật chống thối rữa) là

A. dung dịch HCHO 37% - 40% về khối lượng trong nước. 

B. rượu etylic 46o.

C. dung dịch HCHO 25% - 30% về thể tích trong nước.

D. dung dịch CH3CHO 40% về thể tích trong nước.

Câu 5:

Đốt cháy hoàn toàn 20,3 gam propanal cần dùng vừa đủ V lít không khí (đktc), thu được a gam CO2 và b gam H2O. Các giá trị V, a, b lần lượt là

A. 176,4; 46,2; 18,9

B. 156,8; 23,52; 18

C. 156,8; 46,2; 18,9

D. 31,36; 23,52; 18

Câu 6:

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol anđehit A no, mạch hở, đơn chức thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 49,6 gam. Anđehit A là

A. C2H4O

B. C3H6O2

C. C4H8O

D. C5H10O

Câu 7:

Đốt cháy hoàn toàn m gam anđehit A không no (trong phân tử chứa 1 liên kết đôi C=C), mạch hở, 2 chức bằng O2 vừa đủ, hấp thụ toàn bộ sản phẩm sinh ra vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy có 394 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm đi 284,4 gam. CTPT của A là

A. C4H6O2

B. C5H6O2

C. C6H8O2

D. C5H8O2

Câu 8:

Hỗn hợp A gồm anđehit acrylic và một anđehit đơn chức X. Đốt cháy hoàn toàn 19,04 gam hỗn hợp trên cần vừa hết 29,792 lít khí oxi (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 104 gam kết tủa. CTCT thu gọn của X là:

A. HCHO

B. C2H3CHO

C. C2H5CHO

D. C3H7CHO

Câu 9:

Hỗn hợp X gồm 1 anđehit và 1 ankin (có cùng số nguyên tử C). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X, thu được 3 mol CO2 và 1,8 mol H2O. Phần trăm khối lượng của ankin trong hỗn hợp X là :

A. 25,23%

B. 74,77%

C. 77,47%

D. 80,00%

Câu 10:

Hỗn hợp M gồm anđehit X (no, đơn chức, mạch hở) và hiđrocacbon Y, có tổng số mol là 0,4 (số mol của X nhỏ hơn của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 17,92 lít khí CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Hiđrocacbon Y là

A.C2H6

B. C2H2

C.C3H6

D. C2H4

Câu 11:

Đốt hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit cần dùng vừa hết 0,375 mol Osinh ra 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được a gam kết tủa. Miền giá trị của a là ?

A. 32,4 ≤ a < 75,6.           

B. 48,6 ≤ a < 64,8.

C. 21,6 ≤ a ≤ 54.

D. 27 ≤ a < 108

Câu 12:

Đốt cháy m gam anđehit đơn chức mạch hở X (phân tử chứa không quá 4 nguyên tử cacbon), thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam nước. Mặt khác, khi cho 1,8 gam X phản ứng tối đa với a mol AgNO3 trong NH3. Giá trị của a là

A. 0,025. 

B. 0,05. 

C. 0,075. 

D. 0,1.

Câu 13:

Hợp chất hữu cơ X có dạng CnHmO. Đốt cháy hết 0,04 mol X bằng 0,34 mol khí O2 thu được 0,44 mol hỗn hợp các khí và hơi. Mặt khác 0,05 mol x tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 sau phản ứng hoàn toàn thu được khối lượng kết tủa vượt quá 10,8 gam. Biết n nhỏ hơn m. Số đồng phân cấu tạo của X là: 

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 14:

Chất nào sau đây dùng để phân biệt ancol etylic và anđehit axetic ?

A. Na.

B. AgNO3/NH3.    

C. quỳ tím.          

D. cả A và B.

Câu 15:

Cho các hóa chất sau: Ag2O/NH3; phenol; Cu(OH)2; Na; Br2; NaOH. Trong các điều kiện thích hợp, anđehit fomic tác dụng được với bao nhiêu chất trong các chất ở trên ?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 6

Câu 16:

Hợp chất hữu cơ A tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được sản phẩm X. Cho X tác dụng với HCl hoặc NaOH đều thu được khí. Chất A là

A.nHCHO

B. CH3CHO

C. C2H4

D. CH3COONa

Câu 17:

Có thể dùng một chất nào trong các chất dưới đây để nhậnn biết được các chất: ancol etylic, glixerol, dung dịch anđehit axetic đựng trong ba lọ mất nhãn?

A. Cu(OH)2/OH-

B. Quỳ tím

C. Kim loại Na

D. dd AgNO3/NH3.

Câu 18:

Chuyển hóa hoàn toàn 2,32 gam anđehit X mạch hở bằng phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3 dư rồi cho lượng Ag sinh ra tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư tạo ra 3,808 lít NO2 ở 27oC và 1,033 atm. Tên gọi của anđehit là:

A.anđehit fomic

B. anđehit axetic

C. anđehit acrylic

D. anđehit oxalic

Câu 19:

Một anđehit X trong đó oxi chiếm 37,21% về khối lượng. Cho 1 mol X tham gia phản ứng tráng bạc tạo tối đa 4 mol Ag. Khối lượng muối hữu cơ sinh ra khi cho 0,25mol X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 là:

A. 38g

B. 34,5g

C. 41g     

D. 30,25g

Câu 20:

Cho 8,04 gam hỗn hợp hơi gồm CH3CHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 55,2 gam kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

A. 50,98

B. 61,78

C. 30,89

D. 43,82

Câu 21:

 Cho 0,2 mol một anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch chứa AgNO3 2M trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 87,2 gam kết tủa. Công thức phân tử của anđehit là:

A. C3H3CHO

B. C4H5CHO

C. C3H5CHO.

D. C4H3CHO

Câu 22:

Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ Y và Z (đều là chất khí ở điều kiện thường, chất có phân tử khối nhỏ Y có phần trăm số mol không vượt quá 50%) có tỉ khối so với H2 là 14. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X chỉ thu được CO2 và H2O. Khi cho 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3 dư thì thu được hỗn hợp kết tủa. Phần trăm thể tích của Y trong hỗn hợp X là

A. 50%.

B. 40%.

C. 60%.

D. 20%.

Câu 23:

Oxi hóa không hoàn toàn butan-1-ol bằng CuO nung nóng thu được chất hữu cơ có tên là

A. Ancol butanol.

B. butanal.

C. 2-metylpropanal.

D. but-1-en.

Câu 24:

Hiện nay nguồn nguyên liệu chính để sản xuất anđehit axetic trong công nghiệp là

A. etanol.

B. etan.

C. axetilen.

D. etilen.

Câu 25:

Quá trình nào sau đây không tạo ra anđehit axetic ?

A. CH3COOCH=CH2 + NaOH.

B. CH2=CH2 + H2O (to, HgSO4).

C. CH2=CH2 + O2 (to, xt).

D. C2H5OH + CuO (to).

Câu 26:

Trước đây người ta hay sử dụng chất này để bánh phở trắng và dai hơn, tuy nhiên nó rất độc với cơ thể nên hiện nay đã bị cấm sử dụng. Chất đó là

A. Axeton           

B. Băng phiến

C. Fomon            

D. Axetanđehit.

Câu 27:

Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá...) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?

A. Dùng phân đạm, nước đá

B. Dùng nước đá, nước đá khô.

C.Dùng nước đá khô, fomon.

D. Dùng fomon, nước đá.

Câu 28:

Dung dịch 37 – 40% fomanđehit trong nước được gọi là

A. fomic

B. fomalin

C. anđehit axetic

D. axeton

Câu 29:

Cho sơ đồ sau: anđehit \[{X_1}\mathop \to \limits^{ + {H_2},Ni,t^\circ } {X_2}\mathop \to \limits^{ - {H_2}O} {X_3}\mathop \to \limits^{t^\circ ,p,xt} poli\left( {isobutilen} \right)\]

X1 là

A. CH3CH(CH3)CHO.

B. CH2=CHCHO.   

C. CH3CH=C(CH3)CHO.

D. cả A và B đều đúng.

Câu 30:

Oxi hóa 1,2 gam CH3OH bằng CuO đun nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm X gồm HCHO, H2O và CH3OH dư. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 12,96 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hóa là

A. 70,4%.

B. 76,6%.

C. 80,0%.

D. 65,5%.

Câu 31:

Hỗn hợp X gồm 1 ancol và 2 sản phẩm hợp nước của propen. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 23. Cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO dư nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y gồm 3 chất hữu cơ và hơi nước, khối lượng ống sứ giảm 3,2 gam. Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 48,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của propan-1-ol trong X là

A. 16,3%.

B. 65,2%.

C. 48,9%.

D. 83,7%.

Câu 32:

Oxi hóa không hoàn toàn 4,6 gam một ancol no, đơn chức bằng CuO đun nóng thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 43,2.

B. 10,8.

C. 21,6.

D. 16,2.