ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học - Kim loại kiềm thổ và hợp chất

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nhận xét nào sau đây là không đúng ?

A. Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh

B. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba

C. Tính khử của các kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm trong cùng chu kì

D. Be, Mg, Ca, Sr, Ba đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường nên gọi là kim loại kiềm thổ

Câu 2:

Câu nào không đúng khi nói về canxi ?

A. Nguyên tử Ca bị oxi hóa khi Ca tác dụng với H2O

B. Ion Ca2+ bị khử khi điện phân CaCl2 nóng chảy

C. Nguyên tử Ca bị khử khi Ca tác dụng với O2

D. Ion Ca2+ không bị oxi hóa hay bị khử khi Ca(OH)2 tác dụng với HCl

Câu 3:

Mô tả nào sau đây không đúng về ứng dụng của Mg ?

A. Dùng để chế tạo hợp kim nhẹ cho công nghiệp sản xuất ô tô, máy bay

B. Dùng chế tạo dây dẫn điện

C.Dùng trong các quá trình tổng hợp hữu cơ

D. Dùng để chế tạo chất chiếu sáng

Câu 4:

So với nguyên tử canxi, nguyên tử kali có

A. bán kính lớn hơn và độ âm điện lớn hơn

B. bán kính lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn

C.bán kính nhỏ hơn và độ âm điện nhỏ hơn

D. bán kính nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn

Câu 5:

Hãy chọn phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động?

A. Do phản ứng của CO2 trong không khí với CaO tạo thành CaCO3

B. Do CaO tác dụng với SO2 và O2 tạo thành CaSO4

C.Do dự phân hủy Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

D. Do quá trình phản ứng thuận nghịch: CaCO3 + H2O + CO2 ⇆ Ca(HCO3)2 xảy ra trong 1 thời gian rất lâu

Câu 6:

Chất nào sau đây không bị nhiệt phân?

A. Mg(OH)2

B.Ca(OH)2

C.CaCO3

D. Ca(HCO3)2

Câu 7:

Để nhận biết Na, Ca, Al ta dùng lần lượt các chất sau:

A. H2O, Na2CO3

B. H2O, phenolphtalein

C. HNO3 đặc nguội, H2O

D. H2O, quỳ tím

Câu 8:

Cho các dung dịch sau: Ba(OH)2, NaHSO4, K2CO3, Ba(HCO3)2. Đổ lần lượt các dung dịch vào nhau. Số phản ứng xảy ra là

A. 8

B.6

C. 4

D. 5

Câu 9:

Cho biết phản ứng nào không xảy ra ở nhiệt độ thường ?

A. Mg(HCO3)2 + 2Ca(OH)2 → Mg(OH)2 + 2CaCO3 + 2H2O

B. Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O

C. Ca(OH)2 + 2NH4Cl → CaCl2 + 2NH3 + 2H2O

D. CaCl2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaCl + HCl

Câu 10:

Chỉ dùng thêm thuốc thử nào dưới đây có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4,  BaCl2, Na2SO4 ?

A. Quỳ tím

B. Bột kẽm

C. Na2CO3

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11:

Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là

A. 4

B.6

C. 3

D. 2

Câu 12:

Đun nóng đến khối lượng không đổi hỗn hợp X gồm Mg(OH)2, Ca(NO3)2, BaCl2 thu được hỗn hợp chất rắn Y. Thành phần của hỗn hợp Y là

A. Ca, MgO, BaCl2

B. MgO, Ca(NO3)2, BaCl2

C. Ca(NO2)2, MgO, BaCl2

D. CaO, MgO, BaCl2

Câu 13:

Cho dd Ba(HCO3)2 lần lượt tác dụng với các dd sau: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, NaHSO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số phản ứng tạo ra kết tủa là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 14:

Cho sơ đồ biến hóa:

Ca → X → Y → Z → T → Ca.

Hãy chọn thứ tự đúng của các chất X, Y, Z, T là

A. CaO; Ca(OH)2; CaCO3

B. CaO; CaCO3; Ca(HCO3)2; CaCl2

C. CaO; CaCO3; CaCl2; Ca(HCO3)2

D. CaCl2; CaCO3; CaO; Ca(HCO3)2

Câu 15:

Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:

X → X1 + CO2                                                         

 X1 + H2O → X2

X2 + Y → X + Y1 + H2O                                            

X2 + 2Y → X + Y2 + H2O

Hai muối X và Y tương ướng là

A. CaCO3, NaHSO4

B. BaCO3, Na2CO3

C. CaCO3, NaHCO3

D. MgCO3, NaHCO3

Câu 16:

Cho các sơ đồ chuyển hóa:

CaO + X → CaCl2;

CaCl2 + Y → Ca(NO3)2

Ca(NO3)2 + Z → CaCO3.

Công thức của chất X, Y, Z lần lượt là

A. Cl2; HNO3; CO2

B. HCl; AgNO3; (NH4)2CO3

C. HCl; HNO3; Na2CO3

D. Cl2; AgNO3; MgCO3

Câu 17:

Đốt môi sắt chứa kim loại M cháy ngoài không khí rồi đưa vào bình đựng khí CO2 như hình vẽ, thấy kim loại M vẫn tiếp tục cháy trong bình đựng CO2

Kim loại M là

A. Cu

B. Fe

C. Ag

D. Mg

Câu 18:

Hỗn hợp A gồm 2 kim loại M và M nằm ở 2 chu kì kế tiếp nhau. Lấy 3,1 gam hỗn hợp A hòa tan hết vào nước thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). M và M là

A. Li, Na

B. Na, K

C. K, Rb

D. Rb, Cs

Câu 19:

Hòa tan 11,5 gam kim loại kiềm R vào nước lấy dư được dung dịch D và 5,6 lít khí H2. Toàn bộ dung dịch D trung hòa vừa đủ V lít dung dịch H2SO4 0,5M và thu được m gam muối khan. Giá trị của V và m là

A. 0,5 và 35,5.

B. 0,5 và 36,5.

C. 0,25 và 35,5.

D. 1 và 7.

Câu 20:

Hòa tan hoàn toàm m gam hỗn hợp Ba và một kim loại kiềm vào nước rồi pha loãng đến 1 lít dung dịch. Sau phản ứng thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Dung dịch thu được có pH bằng

A. 1

B. 2

C. 13

D. 12

Câu 21:

Cho m gam Na tan hết vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,04M được 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m là :

A. 0,230 gam

B. 0,460 gam

C. 1,150 gam

D. 0,276 gam

Câu 22:

Cho hỗn hợp gồm Na và Ba vào dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,6M. Sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc) đồng thời thu được 13,98 gam kết tủa và dung dịch X có khối lượng giảm 0,1 gam so với dung dịch ban đầu. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 10,87

B. 7,45

C. 9,51

D. 10,19

Câu 23:

A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam hai muối. X và Y là

A. Li và Na

B. Na và K

C. K và Rb

D. Rb và Cs

Câu 24:

Hòa tan hết một lượng Na vào dung dịch HCl 10% thu được 46,88 gam dung dịch gồm NaCl và NaOH và 1,568 lít H(đktc). Nồng độ % NaCl trong dung dịch thu được là

A. 14,97

B. 12,48

C. 12,68

D. 15,38

Câu 25:

Cho m gam Na tan hết vào 300 ml dung dịch gồm (H2SO4 0,1M và HCl 1M) thu được 22,4 lít khí H2 (đktc). Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn là

A. 84,71 gam

B. 87,41 gam

C. 54,61 gam

D. 91,67 gam

Câu 26:

Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,1M. Sau phản ứng thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 1,28

B. 0,64

C. 0,98

D. 1,96

Câu 27:

Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol Ba và 0,5 mol K tác dụng hết với 500 ml dung dịch Y gồm HCl 1,2M và CuSO4 0,4M, sau phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của V và m là

A. 6,72 và 49,65

B. 6,72 và 61,30

C. 10,08 và 61,30

D. 10,08 và 49,65

Câu 28:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Ba, Al, BaO, Al2O3 vào nước dư thu được 0,896 lít khí đktc và dung  dịch Y. Hấp thụ hoàn toàn 1,2096 lít khí CO2 vào dung dịch Y thấy xuất hiện 4,302 gam kết tủa. Lọc kết tủa thu được dung dịch Z chỉ chứa một chất tan. Mặt khác nếu dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Y thì thu được 3,12 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 2,93                               

B.7,09

C. 6,79                   

D. 5,99

Câu 29:

Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, K2O vào H2O dư, thu được 50 ml dung dịch X và 0,02 mol H2. Cho 50 ml dung dịch HCl 3M vào X, thu được 100 ml dung dịch Y có pH = 1. Cô cạn Y thu được 9,15 gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 4,0.

B. 4,6.

C. 5,0.

D. 5,5.

Câu 30:

Hỗn hợp X gồm K, K2O, Ba, BaO. Lấy m gam X hòa tan vào H2O dư thu được 0,07 mol H2 và dung dịch Y. Hấp thụ hết 0,18 mol CO2 vào Y thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 1M vào Z đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 30 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 10,5.

B. 11,2.

C. 11,5.

D. 12,5.