ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học - Lý thuyết amine

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho các amin sau : CH3NH2, (C2H5)2NH, C3H7NH2, C2H5NH2, (C6H5)3N, (CH3)2NH, C6H5NH2. Số amin bậc I là

A. 4

B. 6

C. 7

D. 2

Câu 2:

Ancol và amin nào sau đây cùng bậc ?

A. (CH3)3COH và (CH3)2NH.            

B. CH3CH(NH2)CH3 và CH3CH(OH)CH3.

C. (CH3)2NH và CH3OH.                   

D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNHCH3.

Câu 3:

Dãy gồm tất cả các amin bậc 2 là

A. CH3NH2, C2H5NH2, C6H5CH2NH2.

B. CH3NHCH3, C2H5NHCH3, C6H5NHCH3.

C. C6H5NH2, C6H5NHCH3, C6H5CH2NH2.

D. (CH3)2CHNH2, C2H5NH2, C2H5NHCH3.

Câu 4:

Dãy chất không có amin bậc 1 là

A. CH3NHCH3, (CH3)2NCH2CH3, CH3CH(NH2)CH3

B. CH3CH2NHCH3, CH3NHCH3, (CH3)2NCH2CH3.

C. CH3NH2, CH3NHCH3, CH3CH(NH2)CH3.

D. CH3NHCH3, CH3CH2NH2, (CH3)3N.

Câu 5:

Sắp xếp các amin theo thứ tự bậc amin giảm dần : đimetylamin (1); trimetylamin (2); isopropylamin (3).

A. (1), (2), (3).

B. (2), (1),(3).

C. (3), (1), (2).

D. (3), (2), (1).

Câu 6:

Trong các amin sau :

(A) CH3CH(CH3)NH2 ;

(B) H2NCH2CH2NH2 ;

(D) CH3CH2CH2NHCH3

Chọn các amin bậc 1 và gọi tên của chúng :

A. Chỉ có A : propylamin.          

B. A và B ; A : isopropylamin ; B : 1,2-etanđiamin.       

C. Chỉ có D : metyl-n-propylamin.        

D. Chỉ có B : 1,2- điaminopropan

Câu 7:

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.

B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

C. Tùy thuộc cấu trúc của gốc hiđrocacbon, có thể phân biệt thành amin no, chưa no và thơm.

D. Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử, bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.

Câu 8:

Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lý của amin không đúng ?

A. Metyl- , etyl- , dimetyl- , trimetyl- là chất khí, dễ tan trong nước.

B. Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen.

C. Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon tăng.

D. Các amin khí có mùi tương tự amoniac.

Câu 9:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về amin ?

A. Anilin là chất rắn ở nhiệt độ thường.

B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.

C. Metylamin là chất khí ở nhiệt độ thường.

D. Isopropylamin là amin bậc hai.

Câu 10:

Cho các phát biểu sau :

 (1) Trong các phân tử amin, nhất thiết phải chứa nguyên tố nitơ.

 (2) Các amin chứa từ 1C đến 4C đều là chất khí ở điều kiện thường.

 (3) Trong phân tử trimetylamin có chứa nguyên tử C bậc III.

 (4) Đimetylamin và etylmetylamin là hai amin bậc II.

 (5) Dung dịch anilin là dung dịch không màu, chuyển màu nâu đen khi để lâu trong không khí.

Những phát biểu đúng là

A. (1), (3), (5). 

B. (1), (2), (3). 

C. (2), (4), (5). 

D. (1), (4), (5).

Câu 11:

Cho các phát biểu sau:

1. Amin có từ 3 nguyên tử cacbon trong phân tử, bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân

2. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của NH3 bằng một hay nhiều gốc cacbonyl

3. Tùy thuộc cấu trúc của gốc hiđrocacbon, có thể phân biệt thành amin no, chưa no và thơm.

4. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin

Số phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. 1

B. 2

C.3

D. 4

Câu 12:

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về amin?

A. Isopropylamin là amin bậc một.

B. Metylamin là chất khí ở nhiệt độ thường.

C. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.

D. Anilin không làm đổi màu quỳ.

Câu 13:

Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lý của amin là đúng ?

A. Các amin khí không có mùi tương tự amoniac

B. Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon tăng

C. Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen..

D. Metyl- , etyl- , đietyl- , trimetyl- là chất khí, dễ tan trong nước..

Câu 14:

Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của amin là không đúng?

A. Độ tan trong nước của amin giảm dần khi số nguyên tử các bon trong phân tử tăng

B. Anilin là chất lỏng khó tan trong nước, màu đen

C. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc

D. Metyl amin, đimetyl amin, etyl amin là chất khí, dễ tan trong nước

Câu 15:

Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 31,11%. Số đồng phân amin thỏa mãn các dữ kiện trên là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 16:

Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 23,73%. Số đồng phân amin bậc một thỏa mãn các dữ kiện trên là

A. 2

B. 3

C.4

D. 1

Câu 17:

Amin đơn chức X có % khối lượng của N là 23,73%. Số CTCT của X là

A. 3

B. 2

C.5

D. 4

Câu 18:

Cho các phát biểu sau:

 (1) Trong các phân tử amin, không nhất thiết phải chứa nguyên tố nitơ.

 (2) Đimetylamin và etylmetylamin là hai amin bậc II

 (3) Trong phân tử trimetylamin là amin bậc III.

 (4) Các amin chứa từ 1C đến 4C đều là chất khí ở điều kiện thường.

 (5) Dung dịch anilin là dung dịch không màu, chuyển màu nâu khi để lâu trong không khí chuyển thành màu đen.

Những phát biểu sai là

A. (1), (4)

B. (1), (2)

C. (1), (5)

D. (2), (4)

Câu 19:

Cho các amin sau: metyl amin, etyl amin, dimetyl amin, trietyl amin, phenyl amin, metyletyl amin. Hãy cho biết trong dãy chất trên có chứa bao nhiêu amin bậc 1?

A. 4

B. 3

C.2

D. 5

Câu 20:

Đều khẳng định nào sau đây luôn luôn đúng ?

A. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số lẻ.

B. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số chẵn.

C. Đốt cháy hết a mol amin bất kì luôn thu được tối thiểu a/2 mol N2 (phản ứng cháy chỉ cho N2).

D. A và C đúng.