ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học - Lý thuyết chung về kim loại

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một cation kim loại M có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vậy cấu hình e ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại M là :

A. 3s2.

B. 3s23p1.

C. 3s1.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kim loại chiếm hơn 80% tổng số các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

B.Tất cả các kim loại ở điều kiện thường đều tồn tại ở trạng thái rắn.

C. Các nguyên tố nhóm IB, IIB, IIIB và một phần của nhóm IVB, VB, VIB là kim loại.

D. Cr dùng để làm dây tóc bóng đèn.

Câu 3:

So với nguyên tử phi kim ở cùng chu kì, nguyên tử kim loại :

A. Thường có bán kính nguyên tử nhỏ hơn.

B. Thường có số electron ở các phân lớp ngoài cùng nhiều hơn.

C.Thường dễ nhường electron trong các phản ứng hóa học.

D. Thường dễ nhận electron trong các phản ứng hóa học.

Câu 4:

Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.

B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.

C.Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.

D. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.

Câu 5:

Kim loại nào sau đây khi tác dụng với HCl và tác dụng với Cl2 cho cùng một loại muối clorua:

A. Fe.

B. Ag.

C.Zn.

D. Cu.

Câu 6:

Các kim loại chỉ tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng mà không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội là

A.Cu và Fe. 

B. Fe và Al.  

C. Mg và Al.

D. Mg và Cu. 

Câu 7:

Kim loại nào dưới đây không tan trong dung dịch NaOH ?

A. Zn.

B.Al.

C.Na.

D. Mg.

Câu 8:

Cho các kim loại sau : K, Fe, Ba, Cu, Na, Ca, Ag, Li. Số kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là :

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 9:

M là kim loại trong số các kim loại sau: Cu Ba, Zn, Mg. Dung dịch muối MCl2 phản ứng với dung dịch Na2CO3 hoặc Na2SO4 tạo kết tủa, nhưng không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch NaOH. Kim loại M là

A. Mg.

B. Cu.

C. Ba.

D. Zn.

Câu 10:

Một nguyên tố có Z = 24, vị trí của nguyên tố đó là:

A. Chu kì 4, nhóm IA 

B. Chu kì 4, nhóm VIA    

C. Chu kì 2, nhóm IVA

D. Chu kì 4, nhóm VIB
Câu 11:

Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau:

X (Z =1); Y (Z =7); E( Z =12); T (Z =19).

Dãy gồm các nguyên tố kim loại là:

A. X, Y, E

B. X, Y, E, T

C. E, T

D. Y, T

Câu 12:

Cho cấu hình electron: 1s22s22p6. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron như trên?

A. K+, Cl, Al    

B. Li+, Br, Ne

C. Na+, Cl, Ar                             

D. Na+, F−, Ne

Câu 13:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.

B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.

D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.

Câu 14:

Bằng phân tích quang phổ, người ta phát hiện trong “khí quyển” của sao thủy có kim loại X. Biết X có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối (độ đặc khít 68%) và bán kính nguyên tử là 0,230 nm. Khối lượng riêng của nguyên tố này là 0,862 g/cm3. (Biết Al = 27; K = 39; Zn = 65; Ba = 137). Kim loại X là

A. Al

B. Ba

C. K

D. Zn.

Câu 15:

Dựa vào khối lượng riêng của kim loại, hãy tính thể tích mol kim loại và ghi kết quả vào bảng sau: 

 Dựa vào khối lượng riêng của kim loại, hãy tính thể tích mol kim loại và ghi kết quả vào bảng sau: Chọn phát biểu không đúng trong các phát biểu sau: (ảnh 1)

Chọn phát biểu không đúng trong các phát biểu sau:

A. Thể tích mol của K là 45,46 cm3.

B. Thể tích mol của Mg là 19,73 cm3.

C. Thể tích mol của Al là 9,99 cm3.

D. Thể tích mol của Au là 10,20 cm3.